ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

Tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn

Khi ly hôn, ngoài tranh chấp chia tài sản thì tranh chấp về quyền nuôi con cũng rất phổ biến. Vậy quyền nuôi con được quy định như thế nào khi ly hôn?

Theo pháp luật Việt Nam, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Pháp luật vẫn luôn ưu tiên quyền thoả thuận của các bên. Theo đó, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Ngoài ra, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Trên thực tế, ý kiến của con thường chỉ mang tính định hướng, tham khảo, là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định. Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, căn cứ vào: việc sinh hoạt, học tập hiện tại của con, nghề nghiệp của người trực tiếp nuôi, điều kiện về chỗ ở sau khi ly hôn, thu nhập, thời gian chăm sóc con… và một số yếu tố khác của mỗi bên. Theo đó, người được nuôi con phải chứng minh được trước Tòa án về bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con và có đủ các điều kiện đảm bảo cả về kinh tế lẫn tinh thần đáp ứng cho yêu cầu phát triển bình thường của người con. Người được nuôi con phải chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất (thu nhập, tài sản, nơi ở ổn định…), điều kiện tinh thần (có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, luôn phải đặt con lên hàng đầu…) để người con có cuộc sống ổn định và phát triển hơn bên không được nuôi con. Ngoài ra, một trong hai người có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái, thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định…

Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu (Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ), Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Tưong tự như khi giải quyết ly hôn, trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con cũng cần xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có nghĩa vụ, quyền sau:

-Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi;

-Cấp dưỡng cho con;

-Thăm nom con mà không ai được cản trở sau khi ly hôn. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Tương ứng với đó, cha, mẹ trực tiếp nuôi con cũng có các nghĩa vụ, quyền đối sau với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

-Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định;

-Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình;

-Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.


Đăng kí bảo hộ giải pháp hữu ích

Thủ tục đăng kí bảo hộ giải pháp hữu ích như thế nào?

1.Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Tuy nhiên nếu sáng chế không đáp ứng có đủ trình độ sáng tạo nhưng không phải là hiểu biết thông thường thì được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích đáp ứng các điều kiện sau đây:

Có tính mới;

Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích tương tự như hồ sơ đăng ký sáng chế. Tuy nhiên, trong tờ khai đăng ký sáng chế, chủ đơn cần tích vào mục 07 để đề nghị chuyển thành đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu giải pháp không đáp ứng điều kiện về trình độ sáng tạo.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

Giấy ủy quyền (theo mẫu của ANT Lawyers);

Tờ khai đăng ký sáng chế (theo mẫu trong Luật sở hữu trí tuệ);

Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế;

Phần mô tả thuộc bản mô tả phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật được đăng ký. Trong phần mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó; phải làm rõ tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật.

Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn

3.Thời hạn yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích là 36 tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên.

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích không được gia hạn.

 

Giải quyết tranh chấp phân chia tài sản chung của vợ chồng sau khi Ly hôn

Quan hệ hôn nhân và gia đình là một quan hệ pháp luật đặc biệt, tồn tại trong đó vừa là quan hệ tài sản vừa là quan hệ nhân thân, tình cảm. Khi xảy ra vấn đề tranh chấp, quan hệ hôn nhân và gia đình luôn là những tranh chấp phức tạp. Trong phạm vi bài viết này người viết bàn về tranh chấp tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn.

 


Thời điểm phát sinh tranh chấp, xác định loại quan hệ và luật áp dụng

Quan hệ hôn nhân và gia đình luôn bao gồm các quan hệ: quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, quan hệ nhân thân giữa cha mẹ và con, quan hệ tài sản chung của vợ chồng. Thông thường khi giải quyết quan hệ hôn nhân và gia đình, Tòa án thường giải quyết cả ba quan hệ nói trên. Tuy nhiên, quan hệ hôn nhân và gia đình về bản chất cũng là một quan hệ dân sự, Tòa án chỉ giải quyết khi có yêu cầu của đương sự và tuyệt đối không giải quyết vượt quá yêu cầu của đương sự. Có những trường hợp, vợ, chồng chỉ yêu cầu giải quyết một hoặc hai trong ba quan hệ nêu trên. Quan hệ tài sản thường được các đương sự giải quyết sau cùng sau khi đã có bản án/quyết định về việc ly hôn. Việc tranh chấp tài sản chung sau đó được các đương sự khởi kiện thành một vụ án riêng.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011, tranh chấp tài sản sau khi ly hôn được xếp vào loại việc tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân. Xuất phát từ việc tranh chấp tài sản chung khi quan hệ vợ chồng không còn tồn tại nữa nên pháp luật xác định đây là một quan hệ dân sự, tài sản được xác định là tài sản chung giữa các đồng chủ sở hữu, việc phân chia tài sản chung áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự về tài sản chung.

Đến Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã thay đổi quan điểm của nhà làm luật, xác định quan hệ tranh chấp phân chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn thuộc loại quan hệ tranh chấp hôn nhân và gia đình, việc phân chia tài sản chung được áp dụng các nguyên tắc theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HNGĐ). Đồng thời, BLTTDS 2015 cũng xác định tranh chấp hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa chuyên trách Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Do đó, khi phát sinh quan hệ tranh chấp phân chia tài sản sau khi ly hôn Tòa án phải xác định vụ án thuộc loại tranh chấp hôn nhân và gia đình, áp dụng nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng quy định tại Luật HNGĐ, không được coi là tranh chấp dân sự.

Một số vấn đề khi giải quyết tranh chấp phân chia tài sản sau khi ly hôn

Tài sản là bất động sản nhưng chỉ đứng tên một người.

Theo quy định chung của pháp luật, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử thì trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu/quyền sử dụng (GCN) phải có tên tất cả các đồng chủ sở hữu. Đối với tài sản chung của vợ chồng cũng vậy, GCN phải có tên cả vợ và chồng. Tuy nhiên trên thực tế xảy ra rất nhiều trường hợp GCN chỉ đứng tên vợ hoặc đứng tên chồng vì nhiều lý do. Khi xảy ra tranh chấp sẽ rất phức tạp, bởi bên có tên trên GCN cho rằng đó là tài sản riêng mà không phải là tài sản chung.

Để giải quyết tranh chấp, chúng ta phải quan tâm đến các vấn đề sau:

Thời điểm hình thành tài sản: theo quy định của Luật HNGĐ, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác về chế độ tài sản chung, các tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Thời kỳ hôn nhân là thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng hợp pháp, được tính từ thời điểm đăng ký kết hôn cho đến thời điểm chấm dứt hôn nhân.

Như vậy, nếu bất động sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân luôn được coi là tài sản chung của vợ chồng ngay cả khi chỉ đứng tên một người. Trường hợp bất động sản được tạo lập trước hoặc sau thời kỳ hôn nhân và chỉ đứng tên một người thì được xác định là tài sản riêng của người đó.

Nguồn gốc của việc hình thành tài sản: tức là đi tìm nguồn gốc của số tiền dùng để mua bất động sản. Luật HNGĐ xác định “tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ/chồng là tài sản riêng của vợ/chồng”. Nghĩa là, vợ/chồng sử dụng tiền là tài sản riêng của mình để mua tài sản trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được mua đó được coi là tài sản của người vợ/chồng mà không được coi là tài sản chung được hình thành trong thời kỳ hôn nhân.

Nếu bất động sản được vợ/chồng mua bằng tài sản riêng của mình, chỉ đứng tên của người đó, thì được xác định là tài sản riêng. Tuy nhiên việc chứng minh là tài sản riêng sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi tiền là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu và rất khó xác định thời điểm hình thành.

 Luật HNGĐ xác định: “trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ/chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”. Khi một bên vợ/chồng cho rằng tài sản đang đứng tên mình là tài sản riêng của mình thì người đó có nghĩa vụ chứng minh, người yêu cầu xác định là tài sản chung không bắt buộc phải chứng minh. Nếu không chứng minh được là tài sản riêng, thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Tài sản của vợ/chồng được thừa kế theo pháp luật.

Trong thời kỳ hôn nhân, người vợ hoặc người chồng là người thuộc hàng thừa kế và được chia di sản theo pháp luật. Sau đó, người vợ/chồng được hưởng thừa kế mặc dù không có văn bản thỏa thuận sáp nhật tài sản được thừa kế vào khối tài sản chung nhưng cả hai vợ chồng đều cùng nhau sử dụng. Khi phát sinh tranh chấp, một bên cho rằng đó là tài sản chung và yêu cầu được chia tài sản.

Luật HNGĐ xác định, việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản, việc cùng sử dụng tài sản không có ý nghĩa chứng minh tài sản chung.

Thừa kế theo pháp luật luôn là thừa kế riêng của người vợ/chồng nằm trong hàng thừa kế, tài sản đươc thừa kế theo pháp luật luôn là tài sản riêng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Do vậy, tài sản có tranh chấp phải được xác định là tài sản riêng của người được thừa kế.

Các hình thức giải quyết tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Khi tranh chấp lao động xảy ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân mang thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết trên cơ sở các biện pháp và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động được quy định tại Chương XIV Bộ luật lao động 2012.

Các biện pháp giải quyết tranh chấp trong lao động gồm: thương lượng, hòa giải cơ sở, giải quyết của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Trong đó:

Đối với giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, hoà giải viên lao động, Toà án nhân dân là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Hoà giải viên lao động; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện; Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền và hoà giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên tranh chấp đối thoại với nhau một cách trực tiếp nhằm đạt được thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp. Trong thực tế, đây chính là phương thức giải quyết được sử dụng rộng rãi nhất. Trong quá trình thương lượng, các bên sẽ bàn bạc, thảo luận các vấn đề liên quan tới vụ tranh chấp, đưa ra những phương án nhằm giải quyết vụ tranh chấp đó. Quyết định được đưa ra dựa trên nền tảng của sự thỏa thuận giữa chính các bên mà không phải là kết quả của một áp lực nào từ bên ngoài.

Khác với thương lượng, hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba nhưng bên thứ ba không đưa ra phán quyết mà chỉ hỗ trợ, hướng dẫn các bên thương lượng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012, tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Ngược lại, hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét và nếu hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành. Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Phương thức giải quyết tranh chấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là phương thức giải quyết được áp dụng khi có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp để xem xét, giải quyết tranh chấp lao động.

Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Tại phiên họp của Hội đồng trọng tài lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm hỗ trợ các bên tự thương lượng, trường hợp hai bên không thương lượng được thì Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án để hai bên xem xét. Trong trường hợp hai bên tự thỏa thuận được hoặc chấp nhận phương án hòa giải thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải thành đồng thời ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải không thành và sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

Xét xử là phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền, trong đó Tòa án sẽ ra một bản án hoặc quyết định để giải quyết vụ việc. Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án nhìn chung là hoạt động giải quyết cuối cùng sau khi tranh chấp đã được giải quyết ở các giai đoạn khác mà không đoạt kết quả. Việc giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án được thực hiện bởi cơ quan tài phán mang quyền lực nhà nước đặc biệt, tiến hành theo những quy trình và thủ tục tố tụng chặt chẽ được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Ưu điểm lớn nhất của phương thức giải quyết tranh chấp này là các phán quyết của toàn án về vụ tranh chấp lao động được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Trên đây là một số cách giải quyết tranh chấp lao động. Người lao động cũng như tập thể lao động và người sử dụng lao động cần lưu ý để lựa chọn phương án giải quyết phù hợp và tối ưu nhất khi xảy ra tranh chấp lao động.

CMND, CCCD đã cấp theo mẫu cũ nếu chưa hết hạn có bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip?


Thời hạn sử dụng của thẻ CCCD gắn chip

Bộ Công an ban hành mẫu thẻ CCCD gắn chíp mới căn cứ theo Luật Căn cước công dân 2014, theo đó, tương tự như mẫu thẻ cũ thì tại mặt trước của thẻ vẫn sẽ in trực tiếp thời hạn sử dụng theo nguyên tắc tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014:

- Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

CMND, CCCD đã cấp theo mẫu cũ nếu chưa hết hạn có bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA và Luật Căn cước công dân 2014 thì:

CMND, CCCD mã vạch đã cấp trước khi địa phương triển khai cấp thẻ CCCD gắn chíp thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn. 

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

Tướng mạo do tâm sinh

"Tướng mạo do tâm sinh", sau 40 tuổi, nếu để tướng mạo do gen quy định, bạn thực sự thất bại không thể cứu vãn rồi!

Dù bề ngoài có thu hút cỡ nào đi nữa, tính cách một người là rất khó thay đổi, và trải qua theo năm tháng thăng trầm, nó hình thành nên giá trị của một người.


Lincoln từng nói thế này: "Khi một người bước qua tuổi 40, anh ta phải có trách nhiệm với vẻ ngoài của mình."

Trước tuổi 40, ngoại hình của chúng ta do gen di truyền, đó là quy luật tự nhiên. Nhưng sau 40 tuổi, kinh nghiệm và tâm lý mỗi người khác nhau, dẫn đến ngoại hình và khí chất cũng thay đổi rất nhiều.

Khí chất được thể hiện trên khuôn mặt và hành vi, ở một mức độ nhất định, nó còn phản ánh tính cách. Những người hay cau có và trông có vẻ căng thẳng thường rất dễ mất bình tĩnh. Những người thân thiện thường mỉm cười tự nhiên, tạo cho người đối diện cảm giác ấm áp.

Ông bà xưa có câu "Tướng mạo do tâm sinh", người có gương mặt phúc hậu, hiền hòa thường là những người có nhân phẩm tốt, lương thiện.

Dù là người bình thường, lớn lên không xinh đẹp đi nữa, chỉ cần tâm tốt, lòng nhân hậu, người khác cũng sẽ cảm thấy dễ chịu rất nhiều khi tiếp xúc với họ.

Coco Chanel từng nói: "Khuôn mặt tuổi 20 trời sinh, khuôn mặt 30 do cuộc sống khắc ghi, nhưng khuôn mặt tuổi 50 là do chính bạn lựa chọn."

Có một câu nói rất hay: "Cuốn sách bạn đã đọc, những người bạn đã yêu, và con đường bạn đã đi đều ẩn giấu trên khuôn mặt bạn."

Tại sao xã hội càng hiện đại, nhiều người càng muốn đi phẫu thuật thẩm mỹ? Suy cho cùng, ai cũng yêu cái đẹp, và họ cho rằng thẩm mỹ có thể làm cho ngoại hình của họ trở nên xinh đẹp.

Nhưng dù bề ngoài có thu hút cỡ nào đi nữa, tính cách một người là rất khó thay đổi, và trải qua theo năm tháng thăng trầm, nó hình thành nên giá trị của một người.

Giống như những đôi giày da có kiểu dáng giống hệt nhau, mang trên những đôi chân khác nhau, sẽ hiển hiện lên những hình ảnh, đường nét khác nhau. Vẻ ngoài chỉ là một tấm vải mỏng manh, nó giúp bạn kiếm được nhiều cơ hội nhất thời, nhưng không phải cả đời. Ngược lại, trí tuệ mới là thứ quyết định con đường lâu dài sau này của mỗi chúng ta.

Khi bạn đau buồn, sẽ sản sinh ra những nếp nhăn. Khi bạn vui vẻ, gương mặt sẽ bừng sáng niềm hạnh phúc. Cho nên mới nói, chỉ có sự rạng rỡ từ tận đáy lòng mới có thể nuôi dưỡng được vẻ đẹp bên ngoài lâu dài.

Nhà văn Bi Shumin từng nói: "Dao mổ của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ không thể đấu nổi với hai con dao ngoài xã hội. Một con dao mang tên thời gian, nó sẽ cuốn trôi tác dụng của thẩm mỹ, giống như tuyết rơi khi gặp nắng xuân sẽ dần tan biến. Một con dao nữa mang tên tâm hồn, chỉ có ánh sáng từ trái tim mới nuôi dưỡng được sự hài lòng lâu dài."

Trong cuộc sống, sẽ luôn có một hiện tượng như vầy: "Lần đầu tiên nhìn thấy cảnh đẹp, ai cũng sẽ trầm trồ khen ngợi, nhưng về lâu về dài, họ lại chẳng còn hứng thú với nó nữa. Ngược lại, có những cô gái trông vẻ ngoài khá bình thường, nhưng càng tiếp xúc lâu, người ta lại càng thích và thấy họ thật đẹp..."

Nguyên nhân của hiện tượng này đa phần là do tướng mạo của người đó đã hòa vào cùng khí chất, khiến người khác càng nhìn càng cảm thấy như bị thu hút.

Người hiền lành, dễ gần sẽ khiến đối phương có cảm giác thoải mái. Những kẻ hung dữ, tâm xấu xa sẽ gây cảm giác khó chịu, và khiến chúng ta muốn tránh xa.

Ngay cả bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cũng từng nói: "Tác dụng của phẫu thuật thẩm mỹ không phải làm một lần là hưởng lợi mãi mãi, mà vẫn phải nhờ sự thay đổi từ tâm."

Những lời nói, thói quen, cảm xúc hằng ngày mà chúng ta coi là nhỏ nhặt, tầm thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khí chất của chúng ta sau này.

Trong sách "Lễ ký" có ghi: "Người có lòng yêu thương sẽ có tính tình hiền từ. Người hiền từ sẽ dễ nhận được niềm vui. Người luôn vui vẻ, tích cực sẽ có dung mạo xinh đẹp, dịu dàng."

Sự thay đổi trong lối suy nghĩ của một người sẽ làm thay đổi cả hành vi và ngoại hình. Chúng ta thường nói, "đất lành chim đậu", người ăn ở hiền lành cũng như thế, dễ nhận được phước báo hơn. Trái tim là sự phản ánh của ngoại cảnh, còn ngoại hình chính là "mặt tiền". Đa số chúng ta đều phản ánh cảm xúc rõ rệt nhất trên gương mặt.

Nhiều người chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để bản thân trở nên đẹp hơn mà quên mất một điều thực tế: Người thông minh thực sự sẽ trau dồi cả vẻ đẹp tâm hồn lẫn bên ngoài. Có trí tuệ đồng hành, dung mạo mới không dễ tàn phai.

Một nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy: Mức độ tinh thần của một người càng cao, tâm lý càng khỏe mạnh, nội tâm càng lương thiện, sẽ không dễ dàng vì cái nhìn của người khác mà làm thay đổi bản tính của mình.

Khi một người có thể đủ mạnh mẽ chịu đựng mọi điều bất hạnh trong cuộc sống, tập trung vào việc phát triển chính mình, không nghĩ đến việc trả thù, họ cũng chính là người tử tế nhất, thông minh nhất.

Chúng ta thường ngắm người đẹp, nhưng tiêu chuẩn để kết giao đa số luôn là tốt bụng và trung thực. Thế nên "túi da" bên ngoài chỉ giúp bạn thu hút người khác nhất thời, thái độ và tính cách tốt mới là thứ giúp ít lâu dài cho chúng ta.

Hoàn cảnh có thể thay đổi tính cách của một người, muốn thay đổi và trau dồi bản thân, nên thông qua việc tu dưỡng nhiều hơn từ trái tim, như thế mới mau gặt hái được cuộc sống hạnh phúc.

Nguồn: Cafebiz

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án

Trong quá trình hợp tác kinh doanh, việc xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Với bản chất là một quan hệ pháp luật dân sự, đề cao tính tự nguyện, sự tự thỏa thuận giữa các bên, khi xảy ra tranh chấp các bên cũng được tự thỏa thuận, thương lượng giải quyết với nhau. Khi không thể tự giải quyết, một trong các bên có quyền yêu cầu cơ quan tài phán nhà nước giải quyết tranh chấp. Trong bài viết này, người viết chỉ nói về việc giải quyết tranh chấp tại tòa án – cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cao nhất.


Chuẩn bị khởi kiện

Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là Tòa án, bên yêu cầu cần chuẩn bị cho việc khởi kiện với các công việc sau:

Soạn đơn khởi kiện

Đơn khởi kiện phải có các nội dung: ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiên là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ; tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; Quyền, lợi ích  hợ pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Trên thực tế, các Tòa án đều đưa ra mẫu đơn khởi kiện và yêu cầu người khởi kiện phải thực hiện theo mẫu

-Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Trước hết phải xác định thẩm quyền theo loại việc, đây là tranh chấp về kinh doanh, thương mại bởi là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở. Trường hợp vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh.

-Chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu là có căn cứ và hợp pháp

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp dân sự là nghĩa vụ chứng minh luôn thuộc về người có yêu cầu. Khi khởi kiện, người có yêu cầu phải chứng minh về sự tồn tại của quan hệ pháp luật kinh doanh thương mại, mẫu thuẫn về quyền lợi giữa các bên không thể tự giải quyết. Trong quá trình giải quyết vụ án, người có yêu cầu phải luôn đưa ra được các chứng cứ, tài liệu chứng minh quyền lợi hợp pháp của họ bị xâm phạm bởi hành vi vi phạm của 1 hoặc các bên còn lại.

Trong giải quyết tranh chấp dân sự, nếu bên nào không cung cấp được chứng cứ bảo vệ quyền lợi cho mình thì bên đó phải chịu hậu quả pháp lý. Tòa án chỉ tham gia vào quá trình thu thập, cung cấp chứng cứ khi các bên không thể tự thu thập được và có đơn yêu cầu.

-Thu thập chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Chứng cứ phải đảm bảo: khách quan, liên quan và hợp pháp.

Chứng cứ phải được thu thập từ những nguồn sau: tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; vật chứng; lời khai của đương sự; lời khai của người làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; văn bản công chứng, chứng thực; các nguồn khác mà pháp luật quy định.

Nộp đơn khởi kiện.

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền theo 1 trong các phương thức sau:

Nộp trực tiếp tại Tòa án;

Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Quy trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.

Trong thời hạn 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải ra một trong các quyết định sau:

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền;

Trả lại đơn khởi kiện;

Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án

Trường hợp tiến hành thụ lý vụ án, tòa án ra thông báo người khởi kiện đồng thời thông báo nộp tạm ứng án phí.

Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tạm ứng án phí. Kể từ ngày người khởi kiện nộp biên lai nộp tạm ứng án phí cho Tòa án, Tòa án vào sổ thụ lý. Thông báo về việc thụ lý vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, bị đơn, nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án kinh doanh thương mại kéo dài từ 4 đến 6 tháng.

Hòa giải tại Tòa án. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án có trách nhiệm tổ chức hòa giải giữa các bên trong tranh chấp. Trường hợp hòa giải thành, Tòa án lập Biên bản công nhận sự thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp hòa giải không thành hoặc không hòa giải được, Tòa án lập Biên bản hòa giải không thành/không hòa giải được, đồng thời ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Phiên Tòa sơ thẩm phải được mở trong thời gian 30 ngày kể từ ngày có Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Phiên tòa sơ thẩm có thể bị tạm hoãn, thời gian hoãn tối đa không quá 30 ngày.

Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài như thế nào?

Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài như thế nào?

Tranh  chấp thương mại có yếu tố nước ngoài là các hoạt động  bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác trong đó có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

 


Tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể này được giải quyết bằng tòa án hoặc trọng tài thương mại, nếu chúng không giải quyết được bằng thương lượng.

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là quyền đương nhiên, các bên tranh chấp không cần phải thỏa thuận. Bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể khởi kiện tại tòa án nước mình, tòa án của bên vi phạm hoặc thậm chí tại tòa án của một nước thứ ba, tùy thuộc tòa án của các nước này có thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp cụ thể đó không. Thẩm quyền của tòa án cũng có thể được xác lập bởi thỏa thuận của các bên, nếu pháp luật tố tụng của nước đó chấp nhận thỏa thuận này. Tuy nhiên, quyết định của tòa án nước này muốn được thi hành tại một nước khác thì phải được nước khác đó công nhận. Bởi vậy, thuận tiện nhất là lựa chọn khởi kiện ở nơi mà bản án cũng cần được thi hành. Tòa án công nhận xem xét việc đáp ứng các điều kiện công nhận, nhưng không bao gồm xem xét lại sự việc.

Bên cạnh giải quyết tranh chấp bằng tòa án, hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đặc biệt được ưa chuộng trong hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trọng tài chỉ có thẩm quyền nếu được các bên thỏa thuận. Thỏa thuận trọng tài có thể là thỏa thuận trong hợp đồng hoặc trong một văn bản riêng biệt, trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp. Thỏa thuận phải chỉ định một trung tâm trọng tài cụ thể hoặc một hội đồng trọng tài do các bên thành lập. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều ưu điểm, như được các bên tín nhiệm, thủ tục đơn giản, có thể thỏa thuận nơi tiến hành xét xử, nhất là giữ được bí mật và uy tín của các bên do phiên xét xử không công khai. Phán quyết trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp bị tòa án hủy theo thủ tục hủy quyết định trọng tài, trong đó tòa án không xem xét lại sự việc mà chỉ xem xét việc tuân thủ các điều kiện và thủ tục tố tụng. Phán quyết của trọng tài quốc tế hoặc nước ngoài muốn được thi hành tại một nước khác cũng phải được nước khác đó công nhận. Trong thủ tục công nhận này tòa án cũng không xem xét lại sự việc.

 

 

Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu

Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu? Quý cá nhân, cơ quan tại Việt nam muốn Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu? Ant Lawyers sẽ tóm tắt bài viết hướng dẫn khách hàng sơ qua về thủ tục Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu.

Sau khi đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, nhiều trường hợp chủ đơn muốn chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu cho người khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trường hợp này nhưng đa phần đều xuất phát từ thực tiễn hoạt động kinh doanh và nhu cầu phát triển của thị trường, xã hội. Chẳng hạn như hai chủ thể chuyển nhượng đơn cho nhau vì mục đích lợi nhuận; cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp trong tương lại và đăng ký nhãn hiệu với tư cách cá nhân trước rồi sau đó chuyển nhượng đơn cho pháp nhân để lấy ngày ưu tiên sớm; ở thời điểm hiện tại, cá nhân chưa đủ điều kiện để đứng tên chủ đơn nên nhờ người khác đứng tên trong đơn, đến một thời điểm thích hợp và đã đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định, sẽ thực hiện thủ tục chuyển giao đơn,…

Việc chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện trên cơ sở tự nguyên giữa các bên hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. và phải trình bày dưới hình thức văn bản là hợp đồng. Tuy nhiên, chủ sở hữu đơn chỉ được chuyển nhượng đơn vào các thời điểm sau đây: Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Do vậy, nếu một trong các bên trong hợp đồng chuyển nhượng nộp đơn đăng ký chuyển nhượng sau thời điểm nói trên thì đơn sẽ không được chấp nhận.

Các tài liệu cần thiết khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

Hợp đồng chuyển nhượng: trong hợp đồng phải nêu rõ tên và địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; số đơn được chuyển nhượng hoặc thông tin đủ để xác định đơn đó;

Tờ khai đăng ký chuyển nhượng;

Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho đại diện sở hữu công nghiệp)

Theo quy định pháp luật, thời gian thẩm định hồ sơ đăng ký chuyển nhượng là 2 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ. Tuy nhiên, thời gian này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy theo khối lượng công việc của Cục sở hữu trí tuệ tại thời điểm đơn được thẩm định.

Nếu Khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin và muốn tư vấn về các vấn đề liên quan đến chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu, vui lòng liên hệ với Bộ phận Sở hữu trí tuệ của ANT Lawyers.

 

Công ty luật giải quyết tranh chấp

ANT Lawyers có các luật sư và cộng sự có chuyên môn cao đại diện, tư vấn và hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý trong giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại

 

Đàm phán: xem xét hợp đồng, các thủ tục, tư vấn miễn phí các vụ liên quan đến tranh chấp dân sự,tư vấn tranh chấp hợp đồng và các văn bản có liên quan, tư vấn những sự lưa chọn có thể hành động và đàm phán với các bên có liên quan trước khi bắt đầu tiến hành tố tụng.

Đại diện pháp lý: Đại diện cho khách hàng trước Toà án Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam khác.

Trọng tài: Tư vấn về sự lựa chọn của trọng tài, dự thảo điều khoản trọng tài, và đại diện khách hàng công nhận và cho thi hành Trọng tài nước ngoài.

Thay thế thủ tục tố tụng: một số lựa chọn thay thế có thể có sẵn để Giải quyết tranh chấp tại Việt Nam.

Các khách hàng tiêu biểu của ANT Lawyers bao gồm các tên tuổi lớn trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Standard Charter Bank (Anh), hóa chất Akzo Nobel (Hà Lan), Thương Mại: Teral (Nhật Bản).

Hãy liên hệ với công ty luật ANT Lawyers để được tư vấn qua email: luatsu@antlawyers.com hoặc điện thoại văn phòng.