ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

Người nước ngoài có thể ủy quyền thực hiện chuyển nhượng nhà ở đã mua tại Việt Nam không?

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp, Chính Phủ vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách hạn chế nhập cảnh vào Việt Nam nên có rất nhiều giao dịch bị hủy hoặc bị hoãn lại. Điều đó đã gây ra không ít trở ngại cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài có nhu cầu thực hiện giao dịch tại Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở đối với cá nhân nước ngoài khi không thể nhập cảnh vào Việt Nam để tham gia ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các giao dịch có liên quan khác.


Căn cứ theo pháp luật về nhà ở, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, trước khi hết hạn sở hữu nhà thì chủ sở hữu có thể tặng cho hoặc bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; nếu quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu không thực hiện bán, tặng cho thì nhà ở đó thuộc sở hữu nhà nước. Về thời hạn sở hữu nhà, nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì bên mua, bên nhận tặng cho được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài. Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại; khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm. Bên bán nhà ở phải nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật về điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở thì bên bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại phải có điều kiện sau đây:

-Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;


-Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.

Điều 195 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.”

Khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định: “Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền”.

Như vậy, để có thể thực hiện giao dịch mua bán nhà ở, các bên tham gia giao dịch nhà ở cần thỏa thuận lập hợp đồng mua bán hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại. Trong trường hợp chủ sở hữu nhà ở là người nước ngoài không thể nhập cảnh trực tiếp tham gia ký kết hợp đồng thì có thể ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác ở Việt Nam thực hiện thay. Tuy nhiên, văn bản ủy quyền cần phải được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp văn bản ủy quyền được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài thì cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định thì văn bản đó mới có thể được sử dụng tại Việt Nam.

 

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

Chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế

Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện chấm dứt quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó, có nhiều trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định như: hết hạn hợp đồng lao động, đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động, hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã,….



Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động. Cụ thể, phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu; danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động và các biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Theo đó, người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó, tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

Lưu ý, việc chấm dứt đối với nhiều người lao động theo quy định trên chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.



Chi phí hẹn hò - Ai nên thanh toán???


Mình xin đưa ra quan điểm cá nhân ngắn gọn theo 2 khía cạnh nhé:

1/ Kinh tế:

a/ Trong quá khứ, đàn ông đóng vai trò chủ đạo về kinh tế trong gia đình, họ là nguồn thu nhập chính, hay thậm chí là duy nhất. Mọi công việc đều dành cho đàn ông, họ không vấp phải sự cạnh tranh việc làm với phái nữ.

Phụ nữ thời bấy giờ chưa trực tiếp làm ra tiền. Do đó nghĩa vụ thanh toán các chi phí giữa 2 người tất nhiên sẽ do đàn ông chi trả là điều đương nhiên.

b/ Hiện nay, việc phụ nữ có khả năng kiếm tiền 1 cách sòng phẳng hoặc thậm chí vượt trội so với bạn trai/chồng mình không còn là việc hiếm.

Cơ hội việc làm chia đều cho 2 giới, nói cách khác: miếng bánh việc làm hiện nay đã bị chia ra cho nữ giới. Nữ giới có quyền kiếm tiền và dĩ nhiên họ cũng phát sinh nghĩa vụ phải thanh toán chi phí.

Như vậy thì tại sao vẫn còn quan điểm mặc đinh trách nhiệm thanh toán trong các cuộc hẹn lại phải là phái đàn ông?

 

2/ Sự cố gắng và đóng góp:

Tất nhiên sau khi kết thúc mục 1, nhiều bạn sẽ có quan điểm: đàn ông thanh toán đề thể hiện sự galang, sự không keo kiệt, sự bản lĩnh có thể bảo vệ, chăm lo cho bạn gái ,..... bla bla.

Quan điểm cá nhân mình:

Khi tham gia vào 1 mối quan hệ, ai cũng muốn được quan tâm, tin tưởng và yêu thương. Việc mình luôn là người thanh toán dễ khiến đàn ông cảm thấy họ đang bị lợi dụng hoặc đây là quan hệ 1 chiều.

Cái chúng tôi cần không phải là các bạn share đều một cách “cạn tàu ráo máng”, mà là “sự cố gắng và đóng góp”.

Nói đơn giản: hãy làm mọi việc cùng nhau nhiều nhất có thể, hay đóng góp (cả về vật chất lẫn tinh thần) nhiều nhất có thể.

Giả sử khi cả 2 có ý định đi du lịch đâu đó, tổng chi phí chuyến đi là 10 triệu, nếu bạn gái có khả năng đóng góp 2 triệu, hãy chủ động đề xuất để được đóng góp. Bạn nam sẽ thấy rất vui vì bạn có “sự cố gắng và đóng góp” cho chuyến đi nói chung và mối quan hệ giữa 2 người nói riêng. Còn bạn nữ chắc chắn sẽ không cảm thấy mình bị phụ thuộc và mối quan giữa 2 bạn sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều.

 

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của Cảnh sát giao thông

Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt


Căn cứ theo Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của Công an nhân dân (bao gồm Cảnh sát giao thông và các lực lượng khác) cụ thể như sau:

i) Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 400 ngàn đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

ii) Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 1,2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 1,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, vui lòng gọi chúng tôi

iii) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 2,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

iv) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và e khoản 1 Điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

v) Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

vi). Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và e khoản 1 điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

 

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

Sử dụng đèn xi nhan như thế nào để không bị CSGT xử phạt?

 Chúng ta phải sử dụng đèn xi nhan như thế nào để không bị CSGT xử phạt?

Theo Khoản 1 Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về sử dụng đèn xi nhan như sau: “Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.”.

Nếu người tham gia giao thông không sử dụng đèn xi nhan đúng cách theo quy định sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5; điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau: Nếu người tham gia giao thông không sử dụng đèn xi nhan đúng cách nêu trên sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng  khi lái ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô; 400.000 đồng – 600.000 đồng khi lái mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về việc hướng dẫn sử dụng đèn xi nhan đúng cách để không bị CSGT xử phạt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoặc hỗ trợ chi tiết.

Quy định của pháp luật về quyền cá nhân đối với hình ảnh

uyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình là quyền nhân thân cơ bản nằm trong nhóm các quyền dân sự của cá nhân, vậy pháp luật quy định như thế nào về quyền này?

Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền cá nhân đối với hình ảnh như sau: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Như vậy, khi sử dụng hình ảnh của một người phải được người đó đồng ý, nếu tự ý sử dụng hình ảnh cá nhân, người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp sử dụng trái phép với mục đích phi lợi nhuận.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định về các trường hợp được phép sử dụng hình ảnh mà không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: “Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”.

Như vậy, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, theo đó, việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được sự đồng ý của người có hình ảnh. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ chỉ áp dụng với trường hợp vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng hoặc trong các hoạt động công khai công cộng mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Điều 51 nghị định 158/2013/NĐ-CP  quy định về mức phạt khi vi phạm các hoạt động cấm trong hoạt động quảng cáo, trong đó khoản 3 quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: “Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định; Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép”. Nghiêm trọng hơn, nếu trường hợp bên sử dụng hình ảnh cá nhân khi chưa được sự đồng ý có thể còn đối mặt với việc bị xử lý hình sự nếu rơi vào điểm b khoản 1 Điều 288 về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính.

 

Kết hôn đồng giới có bị phạt không?

Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học, đây là việc nhạy cảm nhưng cũng không quá hiếm hoi trong xã hội ngày này. Vậy pháp luật Việt Nam quy định thế nào về hôn nhân đồng giới? Hôn nhân giữ hai người đồng giới có bị phạt hay không?

Khoản 2 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đề cập đến điều kiện kết hôn, trong đó: “nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Không thừa nhận có nghĩa là nhà nước không cho phép người đồng giới đăng ký kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay được coi như vợ-chồng với các quyền và nghĩa vụ tương ứng.

Khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các hành vi bị cấm bao gồm: “Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;  Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Yêu sách của cải trong kết hôn; Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; Bạo lực gia đình; Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi”. Như vậy, hôn nhân đồng giới không bị cấm, người đồng giới có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau, tuy nhiên như đã nói ở trên quan hệ của họ không được pháp luật thừa nhận, việc kết hôn của họ không có giá trị pháp lý.

Tóm lại, theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nhà nước không cấm những người có cùng giới tính kết hôn mà chỉ “không thừa nhận” mối quan hệ hôn nhân này. Đồng nghĩa, những người đồng tính có thể tổ chức đám cưới, sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không được thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khi đó, về mặt pháp lý, hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính không tồn tại và không được pháp luật thừa nhận, giữa họ không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng như cấp dưỡng; thừa kế; tài sản chung vợ chồng… Tổ chức hôn lễ là mở một bữa tiệc thông báo với gia đình, bạn bè theo phong tục tập quán, do đó, pháp luật không can thiệp vào việc tổ chức hôn lễ giữa hai người đồng giới, không thừa nhận cũng không xử phạt.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoặc hỗ trợ chi tiết.


Kinh doanh theo phương thức đa cấp có phải là lừa đảo không?

 Bán hàng đa cấp là phương thức kinh doanh gì? Có phải lừa đảo không? Pháp luật quy định như thế nào về phương thức kinh doanh này?

Nghị định 40/2018/NĐ-CP về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, trong đó, điều 3 giải thích việc kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau: “Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới”.

Như vậy, kinh doanh theo phương thức đa cấp là một phương thức kinh doanh được pháp luật thừa nhận, không thể coi là lửa đảo, vậy vì sao nhiều người lại nghĩ nó là một phương thức lừa đảo? Pháp luật quy định thế nào về phương thức kinh doanh này?

Khoản 1 điều 4 nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp là: “Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Khoản 2 điều 4 nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định những hàng hoá không được kinh doanh theo phương thức đa cấp, bao gồm: “Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuc thú y thủy sản); thuc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm; Sản phẩm nội dung thông tin số”.

Khoản 1 điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp là đối với doanh nghiệp bao gồm: “Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó; Từ chi chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng; Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp; Dutrì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp; Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác; Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp; Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyn của mình theo quy định của Nghị định này hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này; Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép theo quy định tại Điều 4 Nghị định này; Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp; Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hp nht hoặc sáp nhập doanh nghiệp.

Khoản 2 điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp là đối với cá nhân bao gồm: Cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp; Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản; Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp; Thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương; Và hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;”

Do phương thức bán hàng đa cấp ngày càng phổ biến, rất nhiều cá nhân, tổ chức lấy vỏ bọc là công ty đa cấp để vi phạm pháp luật, thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm, do đó nhiều người hiểu lầm và mặc định đa cấp là một dạng lừa đảo. Việc thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm là hành vi bán hàng đa cấp bất chính và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật

Tóm lại, xét về bản chất, bán hàng đa cấp là một phương thức kinh doanh, không phải là lừa đảo. Tuy nhiên, trên thực tế, cá nhân và doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này rất dễ có những hành vi sai phạm, điều này khiến mô hình kinh doanh đa cấp trở nên xấu xa trong mắt nhiều người. Hiện nay, pháp luật quản lý rất chặt chẽ đối với hoạt động kinh doanh này, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoặc hỗ trợ chi tiết.

Thị trường vận tải ở Việt Nam- Cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia được đánh giá có nền kinh tế, chính trị ổn định, đang dần trở thành điểm đến đầu tư của nhiều nhà đầu tư trên thế giới. Bên cạnh đó, với mục tiêu trở thành một bộ phận của chuỗi cung ứng toàn cầu, vì vậy thị trường vận tải ở Việt Nam đang có nhu cầu phát triển mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp.

Là một quốc gia giáp biển, Việt Nam được xem là nơi giao thương của các nước trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Các phương thức vận tải phổ biến bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và đường ống. Theo chiến lược được Chính phủ đặt ra tới năm 2030, các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam sẽ được phát triển với định hướng áp dụng mô hình quản trị tiên tiến, hiệu quả kinh doanh cao, có sức cạnh tranh, làm chủ thị trường vận tải trong nước, chiếm vai trò quan trọng trong vận tải xuất, nhập khẩu hàng hóa, từng bước vươn ra đầu tư kinh doanh có hiệu quả trên thị trường vận tải quốc tế, cụ thể như sau:

-Hoàn thành tái cơ cấu doanh nghiệp vận tải nhà nước theo hướng đẩy mạnh cổ phần hoá, giảm thiểu số lượng và tỷ lệ sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp vận tải, trừ trường hợp tại các đơn vị kinh doanh vận tải đảm bảo quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội.

-Tách biệt kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt với kinh doanh vận tải thành các doanh nghiệp độc lập, khẩn trương cổ phần hoá các doanh nghiệp vận tải và cung ứng dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt.

-Hình thành một số doanh nghiệp vận tải hàng hoá đa phương thức có quy mô lớn, có khả năng thực hiện các chuỗi vận tải hoàn chỉnh đường bộ – đường sắt – đường biển hoặc đường bộ – đường thuỷ – đường biển, đường bộ – đường hàng không; tăng cường kết nối dịch vụ vận tải giữa các phương thức thông qua việc kết nối hoạt động phân phối dịch vụ, đặc biệt ưu tiên phát triển mô hình bán vé liên thông giữa các phương thức vận tải hành khách.

Về việc thực hiện đầu tư trên lĩnh vực vận tải đối với nhà đầu tư nước ngoài, theo quy định tại Biểu cam kết dịch vụ WTO và EVFTA, các công ty vận tải biển nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện các hoạt động bao gồm: (i) Bán và tiếp thị dịch vụ vận tải biển qua giao dịch trực tiếp với khách hàng, từ niêm yết giá tới lập chứng từ; (ii) Đại diện cho chủ hàng; (iii) Cung cấp các thông tin kinh doanh theo yêu cầu; (iv) Chuẩn bị tài liệu liên quan tới chứng từ vận tải bao gồm chứng từ hải quan hoặc các chứng từ khác liên quan đến xuất xứ và đặc tính của hàng vận chuyển; và (v) Cung cấp dịch vụ vận tải biển bao gồm cả dịch vụ vận tải nội địa bằng tàu mang cờ Việt Nam trong trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp; (vi) Thay mặt công ty tổ chức cho tàu vào cảng hoặc tiếp nhận hàng khi có yêu cầu; (vii) Đàm phán và ký hợp đồng vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa liên quan tới hàng hóa do công ty vận chuyển.

Với chiến lược phát triển và mở cửa thu hút nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam hi vọng sẽ có nhiều nhà đầu tư vận tải quốc tế thực hiện đầu tư, để không chỉ phát triển thị trường vận tải tại Việt Nam, mà còn đem lại lơi ích kinh tế cho nhà đầu tư quốc tế.

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

Các tranh chấp hợp đồng thường gặp và Giải pháp tư vấn

Trong hoạt động đời sống, tranh chấp hợp đồng xảy ra là ngoài ý muốn của các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng. Ở các nước phát triển, luật sư luôn được khách hàng tư vấn để nhận diện tranh chấp tiềm tàng, và đưa các giải pháp, hỗ trợ tư vấn pháp lý và đồng hành cùng doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp trong các giai đoạn của giao dịch phù hợp với các quy định của pháp luật, và giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh.


Tranh chấp hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng được hiểu là những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng phải có đủ các yếu tố sau:

Có hợp đồng giữa các bên. Hợp đồng được giao kết dưới nhiều hình thức khác nhau như: văn bản và các hình thức tương đương văn bản, hợp đồng miệng hay hợp đồng hành vi. Do vậy, cần phải xác định rõ có quan hệ hợp đồng hình thành hay không.

Có sự vi phạm nghĩa vụ hoặc cho rằng là vi phạm nghĩa vụ của một bên trong quan hệ hợp đồng.

Có sự bất đồng giữa các bên về sự vi phạm hoặc xử lý hậu quả của sự vi phạm đó.

Cần lưu ý, các tranh chấp hợp đồng phát sinh từ sự vi phạm. Tuy nhiên, không phải sự vi phạm hợp đồng nào cũng dẫn đến tranh chấp.

Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng

Các bên chủ thể có quyền cao nhất trong định đoạt việc giải quyết tranh chấp (Trừ những quan hệ hợp đồng ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước)

Tranh chấp hợp đồng luôn gắn với lợi ích của các bên tranh chấp

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng là tự nguyện bình đẳng và thỏa thuận.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng có thể được giải quyết bằng các phương thức sau:

Thương lượng là quá trình hay hành vi mà trong đó, hai bên tiến hành trao đổi, thỏa thuận về các mối quan tâm chung và những đặc điểm bất đồng và đi đến một thỏa thuận thống nhất. Thương lượng không có sự xuất hiện của bên thứ ba. Tuy nhiên, nếu người luật sư tham gia với vai trò đại diện thương lượng hoặc tham mưu, tư vấn thì việc thương lượng có hiệu quả cao hơn và dễ đi đến một thỏa thuận có lợi nhất.

Hòa giải cũng là một quá trình các bên chấm dứt xung đột. Hòa giải khác với thương lượng là có sự can thiệp của bên thứ ba. Người trung gian là người đứng ra giàn xếp xung đột giữa các bên.

 Tổ chức tài phán.

Tòa án: là cơ quan tư pháp của Nhà nước có chức năng xét xử. Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án sẽ tiết kiệm chi phí nhưng lại tốn thời gian. Phán quyết của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị.

Trọng tài thương mại: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp chỉ có trong lĩnh vực kinh doanh- thương mại. Ưu điểm của phương thức này là nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí cao hơn và phán quyết có giá trị chung thẩm.

Tranh chấp và giải quyết tranh chấp là vấn đề tự nhiên và tất yếu của bất kỳ nền quốc gia nào. Cần nhận diện, tiên liệu trước những tranh chấp có thể xảy ra.  Khi có tranh chấp hợp đồng, luật sư giải quyết tranh chấp sẽ có thể giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp hợp lý, hiệu quả để giải quyết.



Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2021

Khu Công nghệ cao Đà Nẵng- Thu hút đầu tư đầu năm 2021

Ngày 05/02/2021, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để đầu tư dự án Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất của một công ty Nhật Bản với tổng vốn đầu tư là 35 triệu đô la Mỹ, để thực hiện nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các lĩnh ực khoa học kỹ thuật và công nghệ các thế hệ robot, thiết bị bay không người lái, thiết bị năng lượng Hydro, thiết bị Nano, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống lọc nước, hệ thống tải điện không dây và phát triển vật liệu mới.

 


Dự án cũng nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thiết bị y tế, sản xuất mẫu (thử nghiệm) và sản xuất thiết bị không người lái, robot, thiết bị y tế nhằm mục đích thương mại sản phẩm và công nghệ sau khi nghiên cứu phát triển.

Từ đầu năm 2021 đến nay, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đã thu hút được 145 triệu USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nâng tổng vốn đăng ký đầu tư FDI vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng đạt 536,1 triệu USD. Lũy kế đến nay, Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã thu hút được 24 dự án, trong đó có 12 dự án trong nước và 12 dự án FDI.

Ngoài ra, vào ngày 16/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung khu công nghiệp hỗ trợ khu công nghệ cao Đà Nẵng với diện tích 58.531 ha. Điều này sẽ giúp Khu công nghệ cao mở rộng diện tích, giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng có nhiều chính sách thu hút đầu tư vào Khu công nghệ cao như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế nhập khẩu, hỗ trợ tìm nguồn lao động phù hợp,… đây là những lợi thế rất lớn để nhà đầu tư có thể thực hiện kinh doanh trong quá trình thực hiện đầu tư.

Hiện tại, Đà Nẵng đang thực hiện thu hút đầu tư đối với những dự án khoa học, công nghệ cao, vì vậy việc nhà đầu tư công nghệ cao thực hiện đầu tư tại Đà Nẵng sẽ được chính quyền tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ thực hiện thủ tục đầu tư. Với những nỗ lực của mình, Đà Nẵng mong muốn Khu công nghệ cao Đà Nẵng sẽ sớm trở thành một “Thung lũng Silicon” trong tương lai.

 

Đà Nẵng – Boras (Thụy Điển) hợp tác trên lĩnh vực Giáo dục khoa học

Chiều 15-1, UBND thành phố Đà Nẵng phối hợp với chính quyền thành phố Boras (Thụy Điển) tổ chức Hội thảo trực tuyến về các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc, trong khuôn khổ dự án “Giáo dục khoa học vì sự phát triển bền vững tại Đà Nẵng” hợp tác giữa Đà Nẵng và Boras.


Dựa trên các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc, trong đó có mục tiêu phát triển giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ là những mục tiêu Đà Nẵng quan tâm và phát triển. Thành phố mong muốn đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở và công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người, đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người, xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới; có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó, bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững, bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học.

Đối với thành phố Boras-Thụy Điển, với mục tiêu phát triển bền vững, thành phố Boras tập trung thực hiện một số nội dung như: hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách; tăng cường thông tin, truyền thông, phát huy vai trò và sự tham gia của các bên liên quan, bố trí, huy động và tăng cường nguồn lực tài chính, tăng cường hợp tác quốc tế.

Đà Nẵng mong muốn dự án Giáo dục khoa học vì sự phát triển bền vững tại Đà Nẵng, được hợp tác giữa Đà Nẵng và Boras sẽ có những hoạt động cụ thể, góp phần nâng cao năng lực giáo dục khoa học, thúc đẩy đổi mới sáng tạo gắn với các mục tiêu phát triển bền vững tại thành phố.

Đà Nẵng và Boras đã thực hiện hợp tác từ nhiều năm nay, với nhiều chính sách thu hút, hỗ trợ các nhà đầu tư Thụy Điển, hiện nay đã có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp Thụy Điển lựa chọn Đà Nẵng là điểm đến đầu tư tại Việt Nam, thành lập công ty, nhà máy, xin giấy phép đầu tư. Trong thời gian tới, Đà Nẵng-Boras mong muốn sẽ có nhiều nhà đầu tư từ Thụy Điển thực hiện đầu tư tại thành phố trong các dự án xử lý nước thải, chất thải rắn để tăng cường hơn nữa hợp tác đầu tư, giáo dục, khoa học giữa hai thành phố.

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

Có 3 biện pháp để giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ  đó là: Biện pháp hình sự; biện pháp dân sự và biện pháp hành chính.


Thông thường, hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý hình sự nếu trước đó đã bị xử lý hành chính. Trong khi đó, ranh giới giữa biện pháp dân sự và biện pháp hành chính lại chưa thật sự rõ ràng, đặc biệt vấn đề những tranh chấp nào được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự và những tranh chấp nào được giải quyết bằng “con đường” hành chính. Hệ quả là, nhiều tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ lẽ ra phải được giải quyết theo thủ tụng tố tụng dân sự nhưng lại giải quyết theo thủ tục hành chính

Quy định không rõ ràng về thẩm quyền dẫn đến sự chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan, các cơ quan đôi khi thực hiện công việc không thuộc thẩm quyền của mình, ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Người có quyền khởi kiện tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Do pháp luật không quy định ai có quyền khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, dẫn đến trong thực tế người có quyền khởi kiện đôi khi bỏ mất quyền khởi kiện hoặc người không có quyền khởi kiện lại khởi kiện nên không được Toà án giải quyết.

Nguyên đơn trong vụ án về quyền sở hữu trí tuệ có thể là tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ hoặc một số người có quyền liên quan khác. Cụ thể như sau:

Đối với những tranh chấp về quyền tác giả, những người sau đây có quyền khởi kiện:

Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;

Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;

Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả;

Người được thừa kế của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;

Người có quyền liên quan đến quyền tác giả, bao gồm: người biểu diễn; tổ chức sản xuất băng âm thanh, băng hình; tổ chức phát sóng;

Người có quyền sử dụng hợp pháp tác phẩm thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm;

Tổ chức, cá nhân được các chủ thể trên uỷ quyền theo quy định của pháp luật.

Đối với tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp, những người sau đây có quyền khởi kiện:

Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng.

Chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí mật kinh doanh.

Người sử dụng hợp pháp tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý.

Người được thừa kế quyền sở hữu công nghiệp.

Người có quyền sử dụng hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp thông qua hợp đồng li-xăng.

Người biểu diễn; tổ chức, cá nhân sản xuất băng ghi âm, ghi hình; tổ chức phát thanh, truyền hình.

Tổ chức, cá nhân được các chủ thể trên uỷ quyền theo quy định của pháp luật.

 

 

Giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con

 Giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con

Quan hệ hôn nhân và gia đình là một trong những quan hệ pháp luật phổ biến nhất, khi xảy ra tranh chấp rất khó giải quyết, bởi bên cạnh các yếu tố pháp luật luôn đan xe các yếu tố tình cảm. Trong phạm vi bài viết này, xin đưa ra một số tranh chấp điển hình trong quan hệ hôn nhân và gia đình và hướng giải quyết theo quy định của pháp luật.

 


Tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn

Trong quan hệ hôn nhân, bất cứ cặp vợ chồng nào cũng có tài sản chung. Khi xảy ra vấn đề ly hôn, không ít cặp vợ chồng xảy ra mâu thuận lớn khi phân chia tài sản, ai cũng ra sức kể công. Sau đây người viết chỉ xin bàn về tranh chấp tài sản chung trong trường hợp: chồng là người kiếm tiền chính trong gia đình, vợ ở nhà nội trợ và chăm sóc con cái.

Trường hợp này, người chồng mong muốn giành toàn bộ tài sản, không chia tài sản cho vợ, bởi:

Vợ không có công việc, không kiếm ra tiền, chỉ làm việc nhà và trông nom con cái;

Chồng là người duy nhất trong nhà đi làm và mang tiền về;

Các tài sản trong gia đình đều được mua bởi tiền của chồng.

Do đó người chồng cho rằng mình có công sức đóng góp lớn trong việc tạo lập tài sản, người vợ không tạo lập được gì nên không được chia tài sản.

Tuy nhiên dưới góc độ của Luật Hôn nhân và gia đình, mong muốn của người chồng không thể thực hiện được. Bởi Luật xác định: “lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập”. Tức là trong gia đình, có vợ/chồng là lao động chính, tạo ra nguồn thu nhập chính và ổn định cho gia đình, người còn lại chỉ làm công việc nội trợ, nuôi dạy và trông nom con cái, luật xác định lao động của hai người là ngang nhau, đều là lao động có thu nhập.

Người vợ chỉ làm việc nội trợ gia đình, nuôi dạy và trông nom con cái là lao động có thu nhập ngang với lao động của người chồng bên ngoài xã hội.

Quy định này xuất phát từ việc không chỉ xem xét quá trình tạo lập tài sản, mà còn ghi nhận công sức duy trì, trông nom, phát triển tài sản. Nếu như người chồng có công trong việc tạo lập tài sản chung, thì người vợ lại có công trong việc duy trì, trông nom, bảo vệ và phát triển tài sản chung. Đôi khi, công lao trong việc duy trì, phát triển tài sản chung lớn hơn công lao trong việc tạo lập ra tài sản.

Vì thế, người chồng không có căn cứ yêu cầu được giữ toàn bộ tài sản chung được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.

Người chồng chỉ có quyền yêu cầu xem xét công sức đóng góp đối với những tài sản chung có nguồn gốc là tài sản riêng sau đó được chuyển thành tài sản chung vợ chồng.

Tranh chấp quyền nuôi con.

Bên cạnh vấn đề phân chia tài sản chung, tranh chấp quyền nuôi con cũng là dạng tranh chấp trong hầu hết các quan hệ ly hôn bởi cả cha và mẹ đều mong muốn được trực tiếp nuôi dưỡng con mình. Sau đây người viết chỉ xin bàn về tranh chấp quyền nuôi con trong trường hợp con chung đã đủ 3 tuổi.

Luật hôn nhân và gia đình có quy định: “con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác”. Luật chỉ dành quyền ưu tiên nuôi con cho người mẹ khi con chung dưới 3 tuổi. Khi con chung từ đủ 3 tuổi trở lên, nếu có tranh chấp, cha và mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng con. Khi đó, Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp sẽ căn cứ vào các điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con của hai bên cha và mẹ, như sau:

Điều kiện kinh tế: cha và mẹ để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc cho con cần phải có tài chính. Pháp luật không bắt buộc người trực tiếp nuôi dưỡng con chung phải có năng lực tài chính tốt, cho con cái cuộc sống chất lượng cao, hiện đại, mà chỉ đặt ra yêu cầu cha/mẹ phải đảm bảo được mức sống tối thiểu cho con chung. Mức sống tối thiểu được xác định là những nhu cầu cần và đủ cho lứa tuổi của con và ở mức tối thiểu. Ví dụ: con chung 3 tuổi 6 tháng, ở độ tuổi này có thể xác định được những nhu cầu tối thiểu của con như ăn, uống, vui chơi, học tập. Cha/mẹ phải đáp ứng được tối thiểu những nhu cầu này và đảm bảo cho các nhu cầu của con.

Hiện nay có rất nhiều các cặp cha mẹ có kinh tế tốt, cung cáp cho con một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ. Khi xảy ra tranh chấp quyền nuôi con, mỗi bên phải chứng minh về tài chính tốt, đảm bảo cho con cuộc sống tốt hơn phía bên kia có thể làm được. Tuy nhiên, kinh tế tốt chưa phải là điều kiện quyết định quyền nuôi con sẽ thuộc về ai.

Điều kiện tinh thần: có thể kể đến như:

+ Phẩm chất đạo đức của cha/mẹ: người trực tiếp nuôi dưỡng con chung đương nhiên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con chung.

+ Điều kiện sức khỏe của cha/mẹ: người trực tiếp nuôi dưỡng con chung phải có sức khỏe đảm bảo cho việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con.

+ Điều kiện công việc và thời gian dành cho con: xem xét đến tính chất công việc, thời gian làm việc và thời gian cha/mẹ có thể dành cho con khi trực tiếp nuôi dưỡng cho con. Có cha/mẹ làm buôn bán ngay tại nhà rất thuận lợi cho việc trực tiếp nuôi dưỡng con. Cũng có những cha/mẹ do tính chất công việc hay phải đi sớm về muộn, phải đi công tác xa, dẫn đến việc không dành thời gian chăm sóc cho con. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc giành quyền nuôi con.

+ Điều kiện môi trường sống: môi trường sống là yếu tố tác động đến sự phát triển nhân cách của con, cha/mẹ khi giành quyền nuôi con phải chứng minh về môi trường sống của con.

+ Và các điều kiện thực tế khác.

Hai điều kiện này xuất phát từ quy định đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con và trên thực tế đã được rất nhiều tòa án áp dụng. Tuy nhiên có nhiều yếu tố khách quan khác vẫn ảnh hưởng đến quyết định Tòa án.