ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021

Hiệp định UKVFTA- Cơ hội hợp tác Việt Nam - Anh

Ngày 29 tháng 12 năm 2020, đại diện Chính phủ Việt Nam và Vương quốc Anh đã chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) tại Luân Đôn, Vương quốc Anh.  Việc này thành công sẽ mở ra cơ hội trao đổi hàng hoá, và thu hút các nhà đầu tư Vương quốc Anh vào Việt nam thành lập công ty, xin đăng ký đầu tư lập nhà máy và các cơ sở sản xuất.


Sau ngày 31/12/2020, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ không còn được áp dụng với Vương quốc Anh do Brexit, vì vậy việc thực hiện ký một hiệp định thương mại tự do giữa hai nước là điều cần thiết để giữ vững và phát triển sự hợp tác kinh tế. Hiệp định UKVFTA được nhận định sẽ giúp giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Anh vào Việt Nam và ngược lại. Bên cạnh đó, những cam kết trong Hiệp định sẽ giúp thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển hơn trong thời gian tới.

Trong thời gian qua, Anh là đối tác thương mại lớn của Việt Nam tại Châu Âu, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã tăng đáng kể nhất là các sản phẩm về thủy sản, may mặc, đồ gỗ, nông sản… Bên cạnh những cơ hội về thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng nguồn cung hàng hóa, Hiệp định UKVFTA cũng đặt ra những thách thức nhất định trong việc đáp ứng chất lượng hàng hóa để đủ điều kiện áp dụng các ưu đãi thuế được đặt ra trong Hệp định.

Để có thể tận dụng tối đa những hiệu quả kinh tế từ Hiệp định UKVFTA, việc có các nhà đầu tư từ Anh đến thực hiện đầu tư, sản xuất những mặt hàng đáp ứng đủ điều kiện chất lượng, nhu cầu cho thị trường Anh là điều cần thiết đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, ngoài ra những lợi thế của các nhà đầu tư Anh như tài chính, dược phẩm, hóa chất,… là những ngành nghề Việt Nam còn yếu. Việc đầu tư vào Việt Nam sẽ giúp cho nhà đầu tư có thể tận dụng được nguồn lao động tay nghề cao, cơ sở vật chất hoàn thiện cũng như các chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam để đem lại nguồn lợi tốt nhất cho mình. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng học hỏi được cách vận hành, quản lý, kinh nghiệm từ các nhà đầu tư Anh, từ đó giúp phát triển thị trường trong nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần phải nhập khẩu các nguyên liệu cho các ngành nghề sản xuất từ Anh như các vật liệu dệt may, thuộc da để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc xuất xứ để có thể tận dụng tốt nhất những ưu đãi từ Hiệp định.

Với việc đàm phán Hiệp định, đây chính là bước khởi đầu tốt đẹp cho mối quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Anh trong giai đoạn có nhiều khó khăn vì dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế. Ngoài ra, đây là bước tiến để phát triển hơn nữa mối quan hệ ngoại giao, văn hóa, giáo dục giữa hai nước trong tương lai.

Công ty Luật TNHH ANT (ANT Lawyers) là công ty luật Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp tại Việt Nam. ANT Lawyers do các luật sư và cộng sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao về pháp lý điều hành. Chúng tôi cung cấp luật sư nói tiếng Anh khi có yêu cầu.

Biểu thuế ưu đãi xuất nhập khẩu theo EVFTA giai đoạn 2020-2022

 Ngày 18 tháng 9 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2020/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu(Hiệp định EVFTA) giai đoạn 2020 – 2022.


Theo đó, Nghị định quy định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA và điều kiện được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định này. Cụ thể:

Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo các giai đoạn khi xuất khẩu sang lãnh thổ theo quy định tại Hiệp định EVFTA, bao gồm: Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu; Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len đối với từng mã hàng.

Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo quy định phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: được nhập khẩu vào các lãnh thổ theo quy định tại Hiệp định EVFTA, bao gồm: Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len; có chứng từ vận tải (bản sao) thể hiện đích đến là các lãnh thổ nêu trên; có tờ khai hải quan nhập khẩu của lô hàng xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào các lãnh thổ nêu trên (bản sao và bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Việt trong trường hợp ngôn ngữ sử dụng trên tờ khai không phải là tiếng Anh).

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các giai đoạn được nhập khẩu từ lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu; Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len; Công quốc An-đô-ra; Cộng hòa San Ma-ri-nô và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước) đối với từng mã hàng.

Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định EVFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; được nhập khẩu vào Việt Nam từ lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu; Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len; Công quốc An-đô-ra; Cộng hòa San Ma-ri-nô; và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước); đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định EVFTA.

Các quy định tại Nghị định này chỉ áp dụng đối với hàng hoá được xuất khẩu từ Việt Nam vào Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len và hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len trong giai đoạn kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Công ty Luật TNHH ANT (ANT Lawyers) là công ty luật Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp tại Việt Nam. ANT Lawyers do các luật sư và cộng sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao về pháp lý điều hành. Chúng tôi cung cấp luật sư nói tiếng Anh khi có yêu cầu

 

Đà Nẵng đầu tư mở rộng Trung tâm Công nghệ sinh học

Ngày 12 tháng 8 năm 2020, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho biết, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 2686/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Mở rộng, nâng cấp Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng phục vụ nghiên cứu và phát triển vùng Nam Trung Bộ”.


                      Đà Nẵng đầu tư mở rộng Trung tâm Công nghệ sinh học

Việc mở rộng và nâng cấp Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ sinh học nhằm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng Nam Trung Bộ, trên cơ sở phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật và nhân lực đủ mạnh và một cơ chế hoạt động đặc thù bảo đảm năng lực thực hiện vai trò của một hội điểm (hub) của các bên: khoa học, kỹ thuật, doanh nghiệp, nông – lâm – ngư dân.

Qua đó, trung tâm có khả năng thu hút đầu tư góp phần phát triển các mảng thuộc chuỗi giá trị khai phát các ưu thế của Nam Trung Bộ (nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học biển, dược liệu…), góp phần tích cực trong bảo tồn và phát triển tài nguyên sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của tiểu vùng và quốc gia. Nội dung đầu tư bao gồm: xây dựng khối phòng thí nghiệm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học 3 tầng; khối phòng thí nghiệm chế phẩm sinh học 3 tầng; khối nghiên cứu ứng dụng tổng hợp 3 tầng; cụm xưởng thực nghiệm pilot; khu động vật thí nghiệm; khu nhà kính, nhà lưới; vườn thực nghiệm; ruộng – rừng thực nghiệm và mua sắm máy móc, trang thiết bị.

Tổng vốn của  dự án là 651,7 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách địa phương và vốn xã hội hóa. Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng là cơ quan được giao chủ trì, tổ chức, quản lý thực hiện trong giai đoạn 2020-2030.

Từ cuối thế kỷ 20, công nghệ sinh học từ một ngành khoa học đã trở thành ngành kinh tế – kỹ thuật công nghệ cao của nhiều quốc gia trên thế giới. Với nước ta, công nghệ sinh học có vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế công nghiệp, nông thôn; cung cấp những sản phẩm cơ bản, thiết yếu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; bảo vệ môi trường sống, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Việc Đà Nẵng đầu tư mở rộng Trung tâm Công nghệ sinh học với mục tiêu thực hiện vai trò của một hội điểm của khoa học, kỹ thuật, doanh nghiệp và nông – lâm – ngư dân càng khẳng định vai trò của công nghệ sinh học trong thời đại hiện nay cũng như cho thấy định hướng phát triển cơ cấu kinh tế của thành phố. Đây là cơ hội phát triển cho doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghệ sinh học tại Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Công ty Luật TNHH ANT (ANT Lawyers) là công ty luật Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp tại Việt Nam. ANT Lawyers do các luật sư và cộng sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao về pháp lý điều hành. Chúng tôi cung cấp luật sư nói tiếng Anh khi có yêu cầu

 

Đà Nẵng khẩn trương triển khai giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Ngày 14 tháng 9 năm 2020, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (“UBND Thành phố”) ban hành Công văn số 6125/UBND-SKHĐT liên quan đến kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại Đà Nẵng.

Theo đó, UBND thành phố đề nghị các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp do ngành, đơn vị, địa phương đang triển khai thực hiện, tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp có nhu cầu dễ dàng tiếp cận thông tin và thụ hưởng chính sách.

Đối với những chính sách thuộc thẩm quyền điều chỉnh của Trung ương đang được các đơn vị triển khai thực hiện có các quy định về đối tượng, tiêu chí, điều kiện áp dụng còn nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, không có nhiều doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng chính sách, đề nghị các đơn vị nghiên cứu, có kiến nghị cụ thể với Trung ương để kịp thời điều chỉnh, bảo đảm chính sách được triển khai có hiệu quả trên thực tế; chủ động có văn bản gửi đến các hội, hiệp hội doanh nghiệp để các hội được nắm thông tin đầy đủ, làm cơ sở phổ biến đến các doanh nghiệp hội viên.

Đối với chính sách hỗ trợ về lãi vay và chính sách hỗ trợ cấp bách cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do Covid-19, đề nghị Sở Tài chính, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Thuế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng, Bảo hiểm Xã hội thành phố, Quỹ Đầu tư và Phát triển thành phố và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp sớm vượt qua khó khăn và ổn định sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, thành phố Đà Nẵng đã và đang thực hiện nhiều chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn; đặc biệt, trong bối cảnh vừa phòng chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế như hiện nay.

Công ty Luật TNHH ANT (ANT Lawyers) là công ty luật Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp tại Việt Nam. ANT Lawyers do các luật sư và cộng sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao về pháp lý điều hành. Chúng tôi cung cấp luật sư nói tiếng Anh khi có yêu cầu

Phân biệt tiền đặt cọc và tiền trả trước

Trong hoạt động thương mại, việc một bên giao cho bên còn lại một khoản tiền trước khi việc thực hiện hợp đồng xảy ra rất phổ biến. Vậy khoản tiền này khi nào được coi là tiền đặt cọc, khi nào được coi là tiền trả trước.


Đặt cọc là là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, mục đích của tiền đặt cọc là để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Vì bản chất là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, quy định về đặt cọc cũng đặt ra chế tài trong trường hợp có bên từ chối thực hiện giao kết.

Dựa trên thực tế, trả trước được hiểu là bên có nghĩa vụ trả trước bên có quyền một khoản tiền. Khoản tiền này được xem như là việc thực hiện trước nghĩa vụ thanh toán. Vì bản chất của trả trước không phải là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trả trước sẽ không sinh ra khoản tiền phạt nào trong trường hợp có bên từ chối thực hiện giao kết hay thực hiện tiếp hợp đồng. Một điểm đáng lưu ý cuối cùng là trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước.

Công ty Luật TNHH ANT (ANT Lawyers) là công ty luật Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp tại Việt Nam. ANT Lawyers do các luật sư và cộng sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao về pháp lý điều hành. Chúng tôi cung cấp luật sư nói tiếng Anh khi có yêu cầu.

Thứ Năm, 3 tháng 6, 2021

Việt Nam thu hút đầu tư năng lượng sạch

Sáng ngày 22/7/2020, Diễn đàn cấp cao về phát triển Năng lượng Quốc gia 2020 đã diễn ra cùng lúc nhiều hoạt động ký kết đầu tư giữa các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam, khu vực cũng như thế giới, mở ra thời kỳ phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam một cách mạnh mẽ và bền vững.



Tại diễn đàn, những dự án đã được ký kết bao gồm: dự án nhà máy điện khí tại Cà Ná – tỉnh Ninh Thuận, dự án phát triển nhà máy điện khí tại Khu kinh tế Chân Mây – tỉnh Thừa Thiên Huế, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn – tỉnh Bình Thuận.

Nổi bật nhất trong đó chính là dự án điện gió ngoài khơi La Gàn thuộc tỉnh Bình Thuận với tổng vốn đầu tư lên đến 10 tỷ USD. Theo đó, Tập đoàn Copenhagen Infrashtructure Partners (CIP), thay mặt Quỹ thị trường Mới I, cùng với Asiapetro và Novasia Energy đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với UBND tỉnh Bình Thuận về phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn, tỉnh Bình Thuận. Với chi phí vốn lên đến 10 tỷ USD, dự án dược kỳ vọng sẽ tạo ra nguồn thu nhập và việc làm đáng kể cho tỉnh Bình Thuận và Việt Nam, phát huy hết tiềm năng phát triển năng lượng gió tại Việt Nam.

Đối với dự án nhà máy điện khí LNG Chân Mây (tại tỉnh Thừa Thiên-Huế) với tổng số tiền đầu tư tầm 6 tỷ USD, hợp tác giữa hai quốc gia Mỹ và Việt Nam. Khi đưa vào hoạt động, hằng năm, nhà máy sẽ cung cấp sản lượng điện trung bình từ 24 đến 25kWh. Đồng hành cùng dự án là các chương trình hỗ trợ của Chính phủ Mỹ cho các dự án đầu tư tư nhân của công dân Mỹ ở nước ngoài, cùng các đối tác hàng đầu thế giới về tài chính, công nghệ, vận hành, cung cấp khí (nguồn được đảm bảo từ Hoa Kỳ) và quản trị doanh nghiệp: U.S Development Finance Corporation, U.S.Asia EDGE, Ngân hàng thế giới, U.S EXIM Bank, GE Gas Power… giúp góp phần tăng trưởng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ.

Bên cạnh các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước cũng đang quan tâm tới việc phát triển năng lượng sạch như dự án điện khí tại Cà Ná và dự án phát triển điện mặt trời Phú Mỹ tại Bình Định với vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng.

Với việc phát triển những dự án năng lượng sạch, Việt Nam mong muốn nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế thực hiện đầu tư nhiều hơn nữa thông qua việc lập công ty tại Việt Nam, xin cấp giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, hoặc mua lại phần vốn góp trong các công ty tại Việt Nam, trong lĩnh vực năng lượng sạch, rót nguồn vốn mới, để có thể phát huy hết khả năng của Việt Nam trong lĩnh vực này. Ngoài ra, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho nhà đầu tư và góp phần bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng sạch một cách bền vững trong tương lai.


Công ty Luật TNHH ANT (ANT Lawyers) là công ty luật Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp tại Việt Nam. ANT Lawyers do các luật sư và cộng sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao về pháp lý điều hành. Chúng tôi cung cấp luật sư nói tiếng Anh khi có yêu cầu.

Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021

Các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động kể từ năm 2021

Ngày 30 tháng 12 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động gồm:


Người lao động là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên; Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;

Người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;

Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

Người lao động vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm;

Người lao động vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ;

Người lao động vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được;

Luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư; Người lao động được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; Người được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu;

Người lao động vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;

Người lao động được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia;

Người lao động vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật;

Người có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;

Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam;

Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;

Người lao động là tình nguyện viên;

Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam;

Người lao động là người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

So với quy định tại Nghị định 11/2016/NĐ-CP, bổ sung thêm trường hợp người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động. Bên cạnh đó, chỉ chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn; Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần phải có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên được xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.

Công ty Luật TNHH ANT (ANT Lawyers) là công ty luật Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp tại Việt Nam. ANT Lawyers do các luật sư và cộng sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao về pháp lý điều hành. Chúng tôi cung cấp luật sư nói tiếng Anh khi có yêu cầu.