ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2023

Thế nào là Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?

 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Sự không rõ ràng trong khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài đang làm khó cho cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục đầu tư kinh doanh.


Trong buổi Tọa đàm về Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thủ tục kinh doanh do Báo Đầu tư phối hợp với Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), xác định thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục được tranh luận gay gắt.

Theo phân tích của ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Báo Đầu tư, cho dù Luật Đầu tư năm 2005 đã có hiệu lực gần 9 năm, hoạt động đầu tư nước ngoài đang hiện diện ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, song khái niệm mang tính dẫn hướng cho cả cơ quan quản lý nhà nước cũng như nhà đầu tư trong thực thi pháp luật về đầu tư lại vẫn không rõ ràng.

Khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu tư định nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại…

Với quy định chung này, doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần có 1 cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đương nhiên, các doanh nghiệp này sẽ phải gánh chịu những điều kiện đầu tư dành cho khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các điều kiện hạn chế gia nhập thị trường theo cam kết với WTO của Việt Nam.

Tuy nhiên, Khoản 4, Điều 29, cũng của Luật Đầu tư quy định: “nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên…”.

Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp quy định cụ thể, doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 49% cổ phần được áp dụng các điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư trong nước tức là doanh nghiệp Việt Nam.

Hệ lụy của tình trạng này là có thể cùng một vấn đề song cách ứng xử ở các cơ quan, các địa phương khác nhau rất khác nhau trong thực hiện thủ tục đầu tư. Câu chuyện phải xin hủy niêm yết, khóa room nhà đầu tư nước ngoài của CTCP Hóa – Dược phẩm Mekophar chỉ là một giọt nước làm tràn ly.

Tuy vậy, xác định câu trả lời cụ thể cho vấn đề này dường như vẫn quá khó. Ngay cả tỷ lệ 10% hay 49% sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp mà nhiều chuyên gia đề xuất căn cứ theo pháp luật của một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, quy định của OECD cũng chưa nhận được sự đồng thuận.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) chia sẻ kinh nghiệm, theo pháp luật của Hàn Quốc, đầu tư nước ngoài là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty của Hàn Quốc, khoản vay nước ngoài và đóng góp nhà đầu tư nước ngoài vào tổ chức phi lợi nhuận.

“Tiêu chí xác định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm: với hình thức góp vốn, mua cổ phần: là trên hoặc bằng 50 triệu Won, sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết hoặc thỏa thuận về bãi nhiệm/bổ nhiệm người quản lý; thỏa thuận mua nguyên vật liệu, sản phẩm; cung cấp công nghệ, cùng R&D. Điều kiện này áp dụng cho từng nhà đầu tư và được tính tính theo vốn thực tế khi hoàn thành thủ tục đầu tư”, ông Hiếu cho biết các tiêu chí này được xác định nhằm mục tiêu quản lý dòng vốn nước ngoài thực. “Với Việt Nam, câu hỏi cần phải được trả lời lúc này là đặt mục tiêu gì đối với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phải xác định rõ mục tiêu, việc xây dựng tiêu chí, khái niệm sẽ đúng hướng, phục vụ theo mục tiêu đã định” ông Hiếu đề xuất.

Cho tới thời điểm này, các thảo luận vẫn đang được tiếp tục. Tuy nhiên, khuyến nghị của các nhà đầu tư là nếu như các cơ quan lập pháp không nhanh chóng làm rõ và thống nhất khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tất cả các văn bản pháp luật hiện hành, những rắc rối tương tự như Mekophar chắc chắn sẽ xảy ra nhiều hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng bất lợi tới môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Nguồn ANT Lawyers: https://www.antlawyers.com/dich-vu/tu-van-doanh-nghiep/doanh-nghiep-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai-la-gi/

For Clients Speaking English

As a reputable law firm in Vietnam, ANT Lawyers focuses on offering potential solutions that best satisfy the requirements of business and legal clients. We assist customers in achieving their objectives while safeguarding their interests, reducing risks, and adhering to the law. Tell us how we can be of service and one of our team members will contact you.

Thế nào là đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam?

 Đầu Tư Ra Nước Ngoài Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam

1. Thế nào là đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.



Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

2. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư có thể tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới một trong các hình thức sau:

– Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;

– Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;

– Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

– Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Nhà đầu tư cần lưu ý, để đầu tư ra nước ngoài với các hình thức kể trên, nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư vào các ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài sau:

– Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư và các điều ước quốc tế có liên quan.

– Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

– Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Để đầu tư kinh doanh ra nước ngoài, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhà đầu tư cần thỏa mãn các điều kiện riêng biệt được quy định đối với từng ngành nghề tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các ngành nghề này bao gồm:

– Ngân hàng;

– Bảo hiểm;

– Chứng khoán;

– Báo chí, phát thanh, truyền hình;

– Kinh doanh bất động sản.

Cụ thể điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với các ngành nghề trên như sau:

Đối với các ngành, nghề ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

Đối với ngành, nghề báo chí, phát thanh, truyền hình, nhà đầu tư là tổ chức đã được cấp phép hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình tại Việt Nam và được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý bằng văn bản.

Đối với ngành, nghề kinh doanh bất động sản nhà đầu tư là doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp.

3.Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (“OIRC”)

Trong một số trường hợp nhất định, Nhà đầu tư muốn đầu tư ra nước ngoài phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại từ Điều 56 đến Điều 58 Luật Đầu tư 2020. Trường hợp không phải xin chấp thuận chủ trường đầu tư theo quy định của Luật đầu tư thì Nhà đầu tư tiến hành xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Để được cấp OIRC, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc đầu tư tại Luật Đầu tư.

– Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại cấm đầu tư của Luật này và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.

– Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.

– Có quyết định đầu tư ra nước ngoài (đối với doanh nghiệp nhà nước).

– Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

4.Triển khai hoạt động đầu tư ở nước ngoài

Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Mọi giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư có thể chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Đã được cấp OIRC (ngoại trừ trường hợp nhà đầu tư chuyển ngoại tệ, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài trước khi được cấp OIRC để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư);

– Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật nước sở tại không quy định việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư thì nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền đầu tư tại nước sở tại;

– Có tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài.

Chuyển lợi nhuận về Việt Nam

Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày quyết toán thuế hằng năm, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài về Việt Nam. Trường hợp sử dụng lợi nhuận để tăng vốn đầu tư, mở rộng kinh doanh, thực hiện dự án đầu tư mới ra nước ngoài thì nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu được từ đầu tư ra nước ngoài để tái đầu tư.

Trường hợp nhà đầu tư không thể chuyển lợi nhuận và doanh thu về Việt Nam trong thời hạn quy định thì phải thông báo trước bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn gia hạn chuyển lợi nhuận về Việt Nam không quá 12 tháng, kể từ ngày hết thời hạn quy định nêu trên.

Trường hợp hết thời hạn nhưng nhà đầu tư chưa chuyển lợi nhuận về Việt Nam mà không thông báo trước hoặc hết thời hạn mà nhà đầu tư chưa chuyển lợi nhuận về Việt Nam, nhà đầu tư sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài

Nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư trong trường hợp sau đây:

– Tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký;

– Tăng vốn đầu tư ra nước ngoài;

– Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.

5.Quy định báo cáo về hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ được nhà nước giám sát thông qua báo cáo của các nhà đầu tư. Sau khi được cấp OIRC, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định. Hiện nay, chế độ báo cáo của chủ đầu tư được thực hiện như sau:

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận hoặc cấp phép theo quy định của pháp luật nước sở tại, nhà đầu tư phải nộp thông báo về việc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài kèm theo tài liệu chứng minh quyền đầu tư tại nước sở tại;

Nhà đầu tư gửi báo cáo hàng quý và hàng năm về tình hình hoạt động của dự án đầu tư của mình;

Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có quyết toán thuế hoặc văn bản khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước sở tại, nhà đầu tư phải nộp báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư trong năm tài chính theo quy định của pháp luật nước sở tại cũng như bảng kê khai và quyết toán thuế.

Cuối cùng, khi thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại nơi thực hiện hoạt động đầu tư. Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề này để tránh rủi ro pháp lý trong quá trình đầu tư ra nước ngoài.

Nguồn ANT Lawyers: https://www.antlawyers.com/dich-vu/dau-tu-ra-nuoc-ngoai-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam/

For Clients Speaking English

As a reputable law firm in Vietnam, ANT Lawyers focuses on offering potential solutions that best satisfy the requirements of business and legal clients. We assist customers in achieving their objectives while safeguarding their interests, reducing risks, and adhering to the law. Tell us how we can be of service and one of our team members will contact you.

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

Sử dụng ngoại tệ tại Việt Nam trong trường hợp nào?

 Sử dụng ngoại tệ tại Việt Nam trong trường hợp nào?

Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung hiện được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực được gọi chung là ngoại tệ. Ngoại tệ tiền mặt bao gồm tiền giấy và tiền kim loại. Các luật sư tài chính và ngân hàng trong quá trình hành nghề luôn được hỏi liệu một tổ chức có thể sử dụng ngoại tệ trong hợp đồng hoặc để thực hiện một số giao dịch kinh doanh nhất định ở Việt Nam hay nước ngoài hay không.


Để đảm bảo thuận tiện trong việc thực hiện các giao dịch tại Việt Nam, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về tài chính ngân hàng và hạn chế tội phạm buôn lậu, Pháp lệnh Ngoại hối quy định trên lãnh thổ Việt Nam không được phép sử dụng ngoại tệ trong hầu hết các trường hợp, ví dụ ngoại tệ không được phép trong các thỏa thuận, trong việc thanh toán. Hơn nữa, ngoại tệ thậm chí không được phép trong quảng cáo, báo giá, định giá. Các chính sách này áp dụng cho cả người cư trú và người không cư trú trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt Chính phủ cho phép cá nhân, tổ chức được sử dụng ngoại tệ khi thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành hướng dẫn quy định người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ chuyển khoản để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Người cư trú là đơn vị có tư cách pháp nhân được thực hiện điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ giữa tài khoản của mình với tài khoản của đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân và ngược lại.

Người không cư trú được chuyển ngoại tệ cho người không cư trú khác; được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với người cư trú. Người cư trú được báo giá, ấn định giá bằng ngoại tệ hoặc nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ chuyển khoản khi tham gia đấu giá trong các trường hợp sau:

(i) Mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận;

(ii) Nhà nước mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp nhà nước hoặc thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận;

(iii) Mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp Nhà nước để đầu tư vào doanh nghiệp khác nhằm thoái vốn đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài trúng đấu giá cổ phần vốn góp, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện chuyển vốn đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối để thanh toán giá trị mua cổ phần, phần vốn góp. Trường hợp đấu giá không thành, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài số tiền đặt cọc hoặc ký quỹ bằng ngoại tệ sau khi trừ các chi phí liên quan, nếu có.

Trừ các trường hợp do Ngân hàng Nhà nước quy định, hành vi sử dụng ngoại tệ khi thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm. Vì vậy, các cá nhân, tổ chức cần lưu ý để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguồn ANT Lawyershttps://www.antlawyers.com/cap-nhat/ngan-hang-tai-chinh/su-dung-ngoai-te-tai-viet-nam-trong-truong-hop-nao/


For Clients Speaking English

As a reputable law firm in Vietnam, ANT Lawyers focuses on offering potential solutions that best satisfy the requirements of business and legal clients. We assist customers in achieving their objectives while safeguarding their interests, reducing risks, and adhering to the law. Tell us how we can be of service and one of our team members will contact you.

Quy định Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua mua bán sáp nhập

Quy định Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua mua bán sáp nhập

Với sự hội nhập quốc tế, chính phủ Việt Nam ngày càng đưa ra nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh việc nhà đầu tư có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua thành lập công ty, nhà đầu tư cũng có thể vào Việt Nam thông qua đầu tư bằng cách mua cổ phần trong một công ty hoặc mua lại phần vốn góp trong công ty đang hoạt động tại Việt Nam, đây cũng được coi là giao dịch mua bán sáp nhập.


Cụ thể, theo quy định của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải:

-Đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

-Bảo đảm tuân thủ về các quy định liên quan tới quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

-Tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai, điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại hải đảo, xã biên giới, ven biển.

Khác với trường hợp đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, việc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế không cần thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài chỉ thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông khi thuộc một trong các trường hợp sau:

(i) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề hạn chế kinh doanh;

(ii) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại một số điểm trong luật bao gồm nhà đầu tư có vốn đầu tư trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đó đang nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế.

(iii) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã biên giới, ven biển; ở một xã ven biển; ở khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Ngoài các trường hợp nêu trên, nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Đầu tư vào công ty dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức kinh tế sẽ giúp nhà đầu tư thu được một số lợi ích như: tiếp cận nhanh thị trường, tạo được lòng tin của khách hàng, tận dụng được cơ sở vật chất, nguồn nhân lực hiện có, giảm thời gian tạo dựng thương hiệu cũng như giảm thủ tục cấp phép. Tuy nhiên, đầu tư vào công ty theo những phương thức này cũng gặp một số rủi ro mà nhà đầu tư cần thực hiện thẩm định pháp lý chặt chẽ bởi các luật sư M&A có kinh nghiệm tại Việt Nam, để kiểm tra sự tuân thủ của công ty và hiệu lực của giấy phép, giảm thiểu rủi ro. Hơn nữa, nhà đầu tư cũng cần thực hiện thẩm định tài chính và thẩm định hoạt động để bảo vệ an toàn các lợi ích kinh tế tiềm năng.

Nguồn ANTLawyers : https://www.antlawyers.com/cap-nhat/quy-dinh-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-thong-qua-mua-ban-sap-nhap/

For Clients Speaking English

As a reputable law firm in Vietnam, ANT Lawyers focuses on offering potential solutions that best satisfy the requirements of business and legal clients. We assist customers in achieving their objectives while safeguarding their interests, reducing risks, and adhering to the law.Tell us how we can be of service and one of our team members will contact you.

Email: ant@antlawyers.vn  - Tel: +84 28 730 86 529 

Quy định về phạt do chậm đăng kiểm xe ô tô như thế nào?

Quy định về phạt do chậm đăng kiểm xe ô tô như thế nào?

Trong thời gian gần đây tình trạng các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới bị quá tải diễn ra rất phổ biến. Hàng loạt chủ xe phải chờ đợi nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày để có thể hoàn tất thủ tục đăng kiểm. Khi phương tiện hết hạn đăng kiểm thì sẽ không được phép lưu thông. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng trung tâm đăng kiểm hiện nay còn ít trong khi số lượng phương tiện cần đăng kiểm quá nhiều dẫn đến tình trạng ùn tắc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh các cá đơn vị vận tải. Các chủ xe sẽ lo lắng chuẩn bị hồ sơ khi đăng kiểm cho đầy đủ tránh phải đi lại nhiều lần. Chọn trung tâm đăng kiểm nào để thuận lợi và giảm rủi ro chờ đợi. Ngoài ra, nếu chậm đăng kiểm  xe ô tô bị phạt như thế nào cũng là vấn đề cần lưu tâm.


Việc lập hồ sơ phương tiện, kiểm định (kể cả khi bổ sung, sửa đổi hồ sơ phương tiện) đối với xe cơ giới có thể được thực hiện tại đơn vị đăng kiểm bất kỳ trên cả nước. Xe phải được kiểm định trên dây chuyền kiểm định. Đối với trường hợp xe quá khổ hoặc quá tải không vào được dây chuyền kiểm định thì được kiểm tra sự làm việc và hiệu quả phanh trên đường thử ngoài dây chuyền. Những xe hoạt động tại các vùng đảo không có đường bộ để di chuyển đến đơn vị đăng kiểm; xe cơ giới hoạt động tại các khu vực bảo đảm về an toàn, an ninh, quốc phòng không đủ điều kiện đưa xe tới đơn vị đăng kiểm; xe đang thực hiện các nhiệm vụ cấp bách (như phòng chống thiên tai, dịch bệnh) thì có thể được kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện thủ tục kiểm định, tại cơ quan đăng kiểm chủ xe cần xuất trình các giấy tờ sau: i) Bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc Giấy biên nhận giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp tại tổ chức tín dụng) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký; ii) Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với phương tiện sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe thanh lý); iii) Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng An toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo.

Ngoài các giấy tờ trên chủ xe còn cần cung cấp cho cơ quan đăng kiểm các thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang thông tin quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với phương tiện thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

Quy dịnh về phạt do chậm đăng kiểm xe ô tô như sau: 

Đăng kiểm ô tô là một trong những thủ tục bắt buộc đối với các chủ xe cơ giới để đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Theo quy định mức phạt hành chính đối với xe ô tô quá hạn đăng kiểm được áp dụng như sau: i) Nếu quá hạn dưới một tháng, người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng và đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ một tới ba tháng; chủ xe sẽ bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng đối với cá nhân và từ 8 – 12 triệu đồng đối với tổ chức; ii) Nếu quá hạn từ một tháng trở lên, người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng và đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ một tới ba tháng; chủ xe sẽ bị phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với cá nhân và từ 12 – 16 triệu đồng đối với tổ chức; iii) Ngoài ra, nếu chủ xe sử dụng tem kiểm định giả, không phải do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có dấu hiệu tẩy xóa, sửa chữa,… cũng sẽ bị xử phạt.

Việc không đăng kiểm xe ô tô không chỉ gây ra nguy cơ mất an toàn cho người lái và người đi cùng mà còn có thể gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng do lỗi kỹ thuật của xe. Vì vậy, các chủ xe cần nắm rõ thời hạn đăng kiểm của xe mình và thực hiện thủ tục này đúng hạn để tránh bị phạt và góp phần giữ gìn an toàn giao thông.

Nguồn ANTLawyers : https://www.antlawyers.com/cap-nhat/quy-dinh-ve-phat-do-cham-dang-kiem-xe-o-to-nhu-the-nao/

For Clients Speaking English

As a reputable law firm in Vietnam, ANT Lawyers focuses on offering potential solutions that best satisfy the requirements of business and legal clients. We assist customers in achieving their objectives while safeguarding their interests, reducing risks, and adhering to the law. Tell us how we can be of service and one of our team members will contact you.