ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

Một Số Điểm Mới Trong Dự Thảo Luật Đất Đai Sửa Đổi

Luật Đất đai được ban hành năm 2013, sau gần 10 năm áp dụng và thực thi trong thực tiễn đã mang lại những thành tựu nhất định trong việc quản lý, khai thác và sử dụng đất đai. Tuy nhiên, trước nhu cầu sử dụng đất tăng đáng kể đặc biệt ở các khu vực trung tâm thành phố, nhiều vấn đề phát sinh nằm ngoài tầm kiểm soát và điều chỉnh của luật. Do đó, yêu cầu sửa đổi, bổ sung đạo luật này được đặt ra sao cho phù hợp với thực tiễn và đem lại kết quả cao trong quá trình áp dụng. Mới đây, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ đã công bố Dự thảo Luật đất đai và lấy ý kiến công chúng bao gồm người dân, chuyên gia, các doanh nghiệp, các luật sư về bất động sản   để hoàn thiện và chính thức ban hành Luật đất đai sửa đổi.

Về mặt tổng quan, Dự thảo Luật đất đai gồm 237 điều, trong đó giữ nguyên 48 điều; sửa đổi, bổ sung 153 điều; bổ sung mới 36 điều và bãi bỏ 8 điều so với Luật Đất đai 2013. Trong đó, có một số sự thay đổi đáng chú ý. Trước hết, đối với mục đích sử dụng đất, Dự thảo Luật đất đai bổ sung điều khoản về “đất sử dụng đa mục đích” (Điều 184), cho phép tổ chức, cá nhân có thể sử dụng đất cho nhiều mục đích khác nhau thay vì chỉ một mục đích duy nhất, miễn là đáp ứng được các nguyên tắc được đặt ra. Trong khi đó, Luật đất đai 2013 chưa có bất kỳ điều khoản nào quy định trực tiếp rằng các chủ thể có quyền sử dụng đất đa mục đích dù tình trạng này diễn ra phổ biến hiện nay, chẳng hạn như người sử dụng đất có thể kết hợp mục đích ở và kinh doanh tại cùng một thửa đất. Vì vậy, bổ sung quy định này vào Dự thảo là điều vô cùng hợp lý nhằm hợp pháp hóa việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau, tăng hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời, điều khoản này cũng đã nêu lên một số nguyên tắc cụ thể, bảo đảm việc đất sử dụng đa mục đích không bị lạm dụng dẫn đến vấn đề sử dụng đất bừa bãi, tùy ý.

Tiếp đó, Dự thảo Luật đất đai đã bỏ khung giá đất, chỉnh sửa quy định xác định giá đất. Đối với khung giá đất, Điều 113 Luật đất đai 2013 quy định là: “Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng…”. Điều khoản này hoàn toàn bị xóa bỏ trong Dự thảo. Bỏ khung giá đất đồng nghĩa với việc Nhà nước sẽ không áp dụng mức giá tối thiểu và tối đa đối với từng loại đất nữa. Thay vào đó, khi ban hành bảng giá đất của từng địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào các nguyên tắc, các phương pháp định giá đất, các quy chuẩn và giá đất, sự biến động về giá đất thực tế trên thị trường để xây dựng ra bảng giá đất. Sau khi xây dựng xong bảng giá đất sẽ được trình Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi thông qua. Căn cứ vào tình hình thực tế, xóa bỏ khung giá đất là điều đúng đắn bởi giá đất được ban hành bởi Chính phủ có sự chênh lệch rất lớn so với giá đất trên thị trường, dẫn đến tồn tại cơ chế hai giá đất. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai của các cơ quan có thẩm quyền, hoạt động đầu tư đất đai của các nhà đầu tư và quyền lợi của người sử dụng đất. Bên cạnh đó, sự chênh lệch về giá đất cũng tạo điều kiện cho tình trạng tham nhũng, cửa quyền trong đấu giá. Do đó, quyết định xóa bỏ khung giá đất trong Dự thảo Luật đất đai là một bước tiến vượt trội, tác động lớn đến lĩnh vực đất đai nói riêng và đời sống kinh tế – xã hội nói chung. Ngoài khung giá đất, các quy định liên quan đến bảng giá đất cũng được chỉnh sửa, bổ sung. Cụ thể, Điều 130 Dự thảo Luật đất đai bổ sung thêm căn cứ để xác định bảng giá đất là “giá đất phổ biến trên thị trường và biến động giá đất” và thay đổi định kỳ xây dựng bảng giá đất từ 5 năm một lần thành mỗi năm một lần. Quy định trong Dự thảo giúp cho bảng giá đất được đưa ra bởi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ phù hợp và ít chênh lệch với giá đất thực tế.

Không chỉ vậy, trách nhiệm theo dõi, đánh giá việc quản lý và sử dụng đất đai được phân cấp cho các địa phương theo quy định của Dự thảo luật đất đai. Luật đất đai 2013 chưa từng quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng đất đai. Dự thảo đã bổ sung điều khoản điều chỉnh vấn đề này. Điều 223.4 quy định trách nhiệm thực hiện theo dõi và đánh giá từ cấp cao đến cấp thấp, từ cấp trung ương đến địa phương, bao gồm trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã. Các cơ quan nói trên đều phải thực hiện trách nhiệm theo dõi và đánh giá quá trình quản lý đất đai. Theo đó, cơ quan cấp trên sẽ quản lý cơ quan cấp dưới trực thuộc của mình nhằm đảm bảo tính minh bạch, đúng đắn trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Cơ chế phân cấp quản lý giúp cho việc quản lý trở nên dễ dàng, nhanh chóng và đạt hiệu quả hơn việc một cơ quan quản lý tập trung tất cả các cơ quan còn lại.

Ngoài ra, Điều 124.1 Dự thảo Luật đất đai đã bổ sung các khoản thu tài chính từ đất đai so với Điều 107 Luật đất đai 2013. Một số khoản thu mới là thu tiền sử dụng đất khi sử dụng đất kết hợp với các mục đích khác; tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tăng thêm đối với các dự án chậm tiến độ, không đưa đất vào sử dụng và tiền thu từ việc xử phạt vi phạm hành chính về đất đai. Đồng thời, Dự thảo bổ sung các khoản thu từ dịch vụ công đất đai tại Điều 125. Bổ sung những quy định này là cần thiết để tránh thất thoát ngân sách của Nhà nước đối với các nguồn lợi đến từ đất đai và thể hiện nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất.

Ngoài việc chỉnh sửa, bổ sung những quy định nổi bật nêu trên, Dự thảo Luật đất đai còn có nhiều điểm đổi mới khác. Dự thảo vẫn đang trong quá trình xem xét và lấy ý kiến đóng góp từ công chúng nên sẽ còn nhiều thay đổi. Tuy nhiên, những ưu điểm và tiến bộ của Dự thảo so với Luật đất đai hiện hành là điều hiển nhiên dễ dàng nhận thấy, thể hiện sự phát triển phù hợp với tình hình thực tế. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, nếu Dự thảo sửa đội được thông qua và chính thức có hiệu lực sẽ đem lại kết quả khả quan.

For clients speaking English, ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City to provide convenient access to our clients. Please contact us via email ant@antlawyers.vn or call our office at +84 28 730 86 529 for legal service in Vietnam


Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

Từ 25/8, không phân loại rác sinh hoạt sẽ bị phạt tiền?

Thông tin từ 25/8/2022, người dân không thực hiện phân loại rác tại nguồn sẽ bị phạt từ 500.000 - 1 triệu đồng khiến dư luận xôn xao.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường (thay thế cho nghị định 55 năm 2021), trong đó quy định phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định, không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/8/2022 khiến nhiều người hiểu từ ngày này, người dân không phân loại rác tại nguồn sẽ bị xử phạt, gây xôn xao dư luận.

Vậy thực hư việc thực hiện quy định này như thế nào?

Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất thế giới và đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.

 Không phân loại rác sinh hoạt bị phạt đến 1 triệu đồng?

Nghị định 45/2022/NĐ-CP về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường" có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/8/2022 có quy định như sau:

Điều 26. Vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường.

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

Như vậy, theo quy định này, có vẻ như sau 25/8/2022, hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định sẽ bị phạt đến 01 triệu đồng.

Mặc dù Nghị định 45 quy định rõ mức phạt và thời hạn có hiệu lực của hành vi không phân loại rác thải sinh hoạt nhưng Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 lại quy định phân loại rác từ hộ gia đình, cá nhân tại các địa phương thực hiện chậm nhất đến ngày 31/12/2024.

Xử phạt hành vi không phân loại rác thải nguồn là một trong những biện pháp nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường. Ảnh minh họa.

Giải thích rõ hơn về vấn đề này, đại diện Tổng cục Môi trường cho biết trên báo Tuổi trẻ, ngày 25/8, nghị định 45 có hiệu lực chứ chưa phải thời điểm áp dụng chế tài xử phạt với hành vi phân loại rác tại nguồn.

Việc thực hiện phân loại rác tại nguồn thực hiện theo quy định trong Luật bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan. Theo đó, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các địa phương trên cả nước phải thực hiện phân loại tại nguồn.

Sau khi có hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ dựa vào đặc thù từng địa phương xây dựng quy trình. Chẳng hạn, việc phân loại rác và chi phí thu gom ở khu đô thị khác với ngoại thành, vùng nông thôn…

Đồng thời, các tỉnh cũng cóp trách nhiệm vận động, tuyên truyền để người dân nắm vững phân loại rác. Thời điểm phân loại rác tại nguồn cụ thể tại từng tỉnh/thành phố sẽ do UBND tỉnh quyết định.

Hiện nay, Bộ TN&MT đang xây dựng dự thảo hướng dẫn về phân loại chất thải tại nguồn, chuẩn bị lấy ý kiến các địa phương. Sau khi Bộ ban hành hướng dẫn về phân loại rác thải, các tỉnh, thành phố sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế như hạ tầng kỹ thuật, công nghệ để quy định chi tiết việc này. Khi các địa phương ban hành quyết định thời điểm thực hiện phân loại rác tại nguồn thì chế tài với hành vi không phân loại rác tại nguồn sẽ áp dụng.

Như vậy, từ 25/8/2022, hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác vẫn chưa bị phạt.

Cần tuyên truyền sâu rộng sau đó mới tiến hành xử phạt

Rác thải hiện nay chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không xài được thì vứt đi. Tâm lý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện.

Thế nhưng, với số lượng rác thải khổng lồ thu gom hàng ngày thì việc phân loại càng khó khăn hơn, gây quá tải cho các bãi rác và nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến môi trường như ô nhiễm nguồn nước, không khí...

Ý thức của con người là yếu tố quyết định đến việc bỏ rác đúng nơi quy định cũng như phân loại rác thải. Thói quen của nhiều người dân là tất cả các loại rác – bao gồm thực phẩm thừa, vật dụng hỏng… đều được bỏ chung một túi/ thùng rác mà không cần biết trong số rác thải sinh hoạt hàng ngày cũng có những loại rác có thể đưa vào tái chế và phục vụ cho cuộc sống con người.

Vì vậy, công tác phân loại rác thải tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết, nó sẽ làm giảm tải trọng chất thải rắn đổ về các khu tập trung chôn lấp rác và chúng ta có thể thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ các rác thải có thể tái chế và tái sử dụng được.

Do vậy, chúng ta nên thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, nhất là tại các hộ gia đình để việc xử lý rác thải được dễ dàng hơn. Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là vấn đề cần thiết và thiết thực nhất để góp phần bảo vệ môi trường.

Có thể thấy rất rõ, ý thức của con người là yếu tố quyết định đến việc phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định và vai trò của giáo dục trong thay đổi nhận thức, hành vi phân loại rác.

Hướng dẫn cách phân loại rác tại nguồn đúng quy định để không bị phạt

Căn cứ Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt như sau:

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:

+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;

+ Chất thải thực phẩm;

+ Chất thải rắn sinh hoạt khác.

- Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này vào các bao bì để chuyển giao như sau:

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

- Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

- Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện quản lý như sau:

+ Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;

+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

+ Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

+ Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ.

- Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.

- Việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cồng kềnh được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ngoài ra, có thể tham khảo hướng dẫn phân loại rác thải tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định 09/2021/QĐ-UBND Sửa đổi, bổ sung Điều 5 Quyết định 12/2019/QĐ-UBND như sau:

- Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt (viết tắt là CTRSH) thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý, thành 02 nhóm như sau:

+ Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế.

+ Nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải).

- Tùy điều kiện kinh tế - xã hội, công nghệ xử lý CTRSH của Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ quy định cụ thể số lượng, thành phần nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế theo lộ trình để Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức (viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) triển khai thực hiện.

- CTRSH tại nguồn sau phân loại phải được lưu chứa trong bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu giữ (thùng) riêng biệt, có dấu hiệu nhận biết loại chất thải hoặc theo các quy định hiện hành của pháp luật.

- Bao bì (túi), thiết bị lưu giữ (thùng) CTRSH sau phân loại phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Trong phân loại chất thải, bao bì (túi) là một trong những chất thải nguy hại nhất, khó phân hủy. Chính vì vậy, người dân cần tập thói quen hạn chế sử dụng túi nilong. Ảnh minh họa.

+ Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm, không làm rò rỉ nước rỉ rác và có kích thước phù hợp với lượng chất thải, thời gian lưu giữ.

+ Bao bì (túi) phải được buộc kín, thiết bị lưu giữ (thùng) phải có nắp đậy kín để đảm bảo không phát tán mùi và có dán biển cảnh báo thông tin trên thân thùng.

- Việc tổ chức thực hiện phân loại CTRSH phải tuân thủ hướng dẫn chi tiết của cơ quan quản lý nhà nước.

- Hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy để chứa CTRSH sau phân loại, khuyến khích sử dụng túi ni lông dễ phân hủy, bao bì thân thiện môi trường để thay thế các túi ni lông khó phân hủy.

Tại sao phải phân loại rác ngay tại nhà?

Thực tế, tại hầu hết tất cả các địa phương trên cả nước, việc triển khai phân loại rác tại nguồn trong quá trình thực hiện cũng gặp khó khăn. Trong đó vấn đề thói quen, ý thức của người dân vẫn là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. Người dân cũng biết được là phải thực hiện phân loại rác, nhưng "thói quen" và "ý thức" của người dân vẫn chưa sâu sát nên phải cần thời gian để họ thay đổi.

Tuy đây là một công việc không quá to lớn, nhưng nếu mỗi người đều tự giác phân loại rác thải tại nhà sẽ mang lại nhiều lợi ích đến với môi trường sống, cụ thể như:

- Phân loại rác thải còn giúp giảm đi một lượng rác thải ra môi trường một cách đáng kể, tiết kiệm thêm nhiều khoản chi phí khác như thu gom, vận chuyển và xử lý.

- Phân loại rác tại nhà còn góp phần giảm đi sự ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng, sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên của chúng ta.

- Xây dựng ý thức phân loại rác thải và để rác đúng nơi quy định của mỗi người sẽ giúp giảm những chất thải rắn từ rác, mang lại nguồn kinh tế lớn từ các chất thải có khả năng tái chế và sử dụng lại.

- Khi phân loại rác thải là bạn đã góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên, tiết kiệm thời gian xử lý rác thải, mang lại nhiều lợi ích từ việc tận dụng nguồn chất thải đó vào công cuộc tái chế thành các sản phẩm khác có ích trong cuộc sống hằng ngày như phục vụ cho công cuộc nuôi trồng, sinh hoạt hằng và còn cực kì thân thiện với môi trường. 

Nguồn : Cafebiz

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2022

Đà Nẵng xúc tiến đầu tư 2022 theo hướng đổi mới, chủ động, trọng tâm, ưu tiên thị trường chiến lược

Năm 2022, Đà Nẵng lựa chọn chủ đề là “Năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội”. Theo đó, thành phố đã xây dựng Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2022 theo hướng đổi mới, chủ động, có trọng tâm, ưu tiên các thị trường chiến lược đối với các lĩnh vực trọng điểm (công nghệ cao, công nghệ thông tin, dịch vụ chất lượng cao,..)


Để thực hiện mục tiêu này, Đà Nẵng đã đẩy mạnh nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường và đối tác đầu tư, xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư. Cùng với đó, thành phố đã hỗ trợ, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư quốc tế, xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư, ấn phẩm, tài liệu cho việc xúc tiến đầu tư,… nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Đà Nẵng xúc tiến đầu tư 2022 theo hướng đổi mới, chủ động, trọng tâm, ưu tiên thị trường chiến lược

Năm 2022, Đà Nẵng lựa chọn chủ đề là “Năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội”. Theo đó, thành phố đã xây dựng Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2022 theo hướng đổi mới, chủ động, có trọng tâm, ưu tiên các thị trường chiến lược đối với các lĩnh vực trọng điểm (công nghệ cao, công nghệ thông tin, dịch vụ chất lượng cao,..)

Để thực hiện mục tiêu này, Đà Nẵng đã đẩy mạnh nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường và đối tác đầu tư, xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư. Cùng với đó, thành phố đã hỗ trợ, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư quốc tế, xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư, ấn phẩm, tài liệu cho việc xúc tiến đầu tư,… nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Theo đó, trong năm 2022, Đà Nẵng nghiên cứu, triển khai Đề án ”Xây dựng Đà Nẵng trở thành Trung tâm tài chính quy mô khu vực”; Đề án ”Phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền”; Đề án ”Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến 2030”; Đề án tổng thể công tác ngoại giao kinh tế TP Đà Nẵng giai đoạn 2021 – 2025; Đề án triển khai hoạt động nghiên cứu – phát triển, ươm tạo – khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và đào tạo nhân lực chất lượng cao… Đồng thời, triển khai nhanh các thủ tục đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các dự án trọng điểm. Tiếp cận, kết nối với các quỹ đầu tư mạo hiểm, chuyên gia khởi nghiệp, doanh nghiệp công nghệ có quy mô lớn, nhà đầu tư cơ sở vật chất khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tập trung xúc tiến các dự án đầu tư trọng điểm, xúc tiến các dự án vào khu CNC, Khu CNTT tập trung,…

Bên cạnh đó, tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến đến các thị trường trọng điểm như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Đài Loan, Singapore…; tổ chức các hoạt động kết nối, xúc tiến đầu tư nhân sự kiện Diễn đàn Phát triển đường bay Châu Á Route Asia 2022 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng.

Thành phố cũng sẽ tăng cường chủ động tiếp xúc cấp cao với các tập đoàn lớn (thuộc Forbes 500), doanh nghiệp tại các nước phát triển (G7, G8, OECD…), các hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng lớn của các quốc gia đang có chính sách chuyển dịch dòng vốn đầu tư để tập trung kêu gọi đầu tư vào Đà Nẵng. Tăng cường xúc tiến đầu tư các dự án ODA, các dự án theo hình thức hợp tác công tư PPP…

Tại Khu CNC và các KCN Đà Nẵng, nhằm triển khai hiệu quả Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 của UBND thành phố, Ban Quản lý Khu CNC và các KCN Đà Nẵng đã xây dựng và ban hành chương trình xúc tiến đầu tư theo hướng đổi mới, ưu tiên các thị trường chiến lược đối với các lĩnh vực trọng điểm như công nghệ cao, công nghệ thông tin, dịch vụ chất lượng cao….

Qua những hoạt động này, Đà Nẵng hi vọng trong năm 2022, nhiều nhà đầu tư quốc tế sẽ thực hiện đầu tư tại Đà Nẵng, để có thể tạo một môi trường đầu tư sôi nổi, hiệu quả, tận dụng những thế mạnh, ưu đãi đầu tư từ thành phố, từ đó đem lại lợi nhuận cao cho hoạt động đầu tư của mình.

Bên cạnh đó, tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến đến các thị trường trọng điểm như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Đài Loan, Singapore…; tổ chức các hoạt động kết nối, xúc tiến đầu tư nhân sự kiện Diễn đàn Phát triển đường bay Châu Á Route Asia 2022 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng.

Thành phố cũng sẽ tăng cường chủ động tiếp xúc cấp cao với các tập đoàn lớn (thuộc Forbes 500), doanh nghiệp tại các nước phát triển (G7, G8, OECD…), các hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng lớn của các quốc gia đang có chính sách chuyển dịch dòng vốn đầu tư để tập trung kêu gọi đầu tư vào Đà Nẵng. Tăng cường xúc tiến đầu tư các dự án ODA, các dự án theo hình thức hợp tác công tư PPP…

Tại Khu CNC và các KCN Đà Nẵng, nhằm triển khai hiệu quả Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 của UBND thành phố, Ban Quản lý Khu CNC và các KCN Đà Nẵng đã xây dựng và ban hành chương trình xúc tiến đầu tư theo hướng đổi mới, ưu tiên các thị trường chiến lược đối với các lĩnh vực trọng điểm như công nghệ cao, công nghệ thông tin, dịch vụ chất lượng cao….

Qua những hoạt động này, Đà Nẵng hi vọng trong năm 2022, nhiều nhà đầu tư quốc tế sẽ thực hiện đầu tư tại Đà Nẵng, để có thể tạo một môi trường đầu tư sôi nổi, hiệu quả, tận dụng những thế mạnh, ưu đãi đầu tư từ thành phố, từ đó đem lại lợi nhuận cao cho hoạt động đầu tư của mình.

For clients speaking English, ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City to provide convenient access to our clients. Please contact us via email ant@antlawyers.vn or call our office at +84 28 730 86 529 for legal service in Vietnam


Categories

Cập nhật, Đầu tư trực tiếp, gia hạn giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận Đầu tư, Luật sư tư vấn tranh chấp, Tư vấn Đầu tư, Tư vấn Xin giấy phé

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2022

Những lưu ý đối với người nước ngoài khi mua nhà ở Việt Nam

Với các chính sách mở cửa và tình hình kinh tế – xã hội ổn định, Việt Nam là một trong những quốc gia có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay có rất nhiều các cá nhân, tổ chức nước ngoài đến Việt Nam để sinh sống và làm việc. Do đó, nhu cầu về nhà ở đối với các đối tượng này càng tăng cao. Bài viết này sẽ trình bày các quy định liên quan và các lưu ý khi mua nhà đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Theo báo cáo của hiệp hội bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2020, cả nước có hơn 12.000 cá nhân nước ngoài đã mua nhà ở Việt Nam. Có thể thấy với các chính sách tạo điều kiện và thu hút người nước ngoài đến làm việc, sinh sống tại Việt Nam thì số lượng cá nhân nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện nay, người nước ngoài có thể mua nhà ở tại Việt Nam nhưng phải đáp ứng một số điều kiện.

Trước hết để có thể mua nhà tại Việt Nam các cá nhân tổ chức nước ngoài phải thuộc một trong những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Cụ thể, đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:  Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;  Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam;  Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Theo đó, để có thể mua nhà ở Việt Nam các đối tượng này phải chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.

Cụ thể, đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định. Đối với tổ chức nước ngoài thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Đối với cá nhân nước ngoài Cá nhân nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau mà giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Nếu là cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại. Mặt khác, đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ra, các cá nhân tổ chức này cần lưu ý là các giấy tờ này phải còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở.

Như vậy, nếu các tổ chức cá nhân đáp ứng các điều kiện kể trên thì các cá nhân, tổ chức nước ngoài hoàn toàn có thể mua nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý các cá nhân nước ngoài chỉ có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam dưới hình thức căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ nằm trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Do đó, cá nhân người nước ngoài không thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

Thêm vào đó, người nước ngoài cũng không được mua nhà ở trong khu vực đảm bảo quốc phòng an ninh của pháp luật Việt Nam. Thêm vào đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng bị giới hạn về số lượng sở hữu. Theo đó tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư, và không quá 10% đối với một dự án nhà ở riêng lẻ dưới 2.500 căn.

Có thể thấy việc sở hữu nhà ở đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài cần phải đáp ứng các điều kiện rất phức tạp của pháp luật. Vì vậy, để đảm bảo việc mua nhà ở tại Việt Nam được đúng quy định và hạn chế các rủi ro phát sinh các cá nhân, tổ chức liên quan cần tìm hiểu và nhờ sự tư vấn, hỗ trợ từ các đơn vị có chuyên môn trong lĩnh vực này.

For clients speaking English, ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City to provide convenient access to our clients. Please contact us via email ant@antlawyers.vn or call our office at +84 28 730 86 529 for legal service in Vietnam


Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022

Các chú ý trong việc đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam 2022

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế giữa các nước trên thế giới, Việt Nam – một nước đang phát triển được xem là một trong những quốc gia có thị trường tiềm năng mà các nhà đầu tư nước ngoài nhắm đến cũng như thành lập môi trường kinh doanh tại đây. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư dự án vào thị trường Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư cũng như quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp.   


Thứ nhất, đối tượng được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam là mọi tổ chức, cá nhân không thuộc các trường hợp sau đây: (i) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; (ii)  Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, cá nhân có quốc tịch nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được coi là nhà đầu tư nước ngoài. Việc thực hiện các hình thức đầu tư; phạm vi hoạt động cũng như thủ tục liên quan phải đáp ứng các điều kiện theo Luật Đầu tư; các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; các điều kiện khác của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ hai, người nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài phải tìm hiểu các hình thức đầu tư hợp pháp tại Việt Nam bao gồm: (i) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; (ii) Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; (iii) Thực hiện dự án đầu tư; (iv) Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; (v) Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ. Họ cần xem xét các dự án dự định đầu tư vào Việt Nam có thuộc trường hợp phải đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư của Luật Đầu tư 2020 hay không. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu thuộc trường hợp phải đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư thì họ phải chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư. Khi hoàn thành thủ tục, họ sẽ được cấp văn bản quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu không thuộc trường hợp phải đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư thì các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thứ ba, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư người nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện tiếp các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam không có quy định giới hạn loại hình doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài nên các nhà đầu tư có thể lựa chọn: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu và nhược điểm khác nhau nên các nhà đầu tư nước ngoài cần căn cứ vào mục đích, quy mô đầu tư để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Bên cạnh đó, việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp sẽ có các danh mục hồ sơ cần đăng ký tương ứng. Và quan trọng nhất đó là các nhà đầu tư nước ngoài phải chuẩn bị các điều kiện cần và đủ (giấy tờ chứng minh tư cách hợp lệ để sử dụng tại Việt Nam, tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật,…) kèm theo việc tìm hiểu và thực hiện các trình tự, thủ tục khi muốn thành lập một loại hình doanh nghiệp nào đó theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Trên đây là các điều kiện và trình tự thực hiện khi nhà đầu tư nước ngoài muốn thiết lập địa điểm kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý và cân nhắc kỹ lưỡng về các quy định của pháp luật Việt Nam khi đầu tư thành lập doanh nghiệp tại thị trường tiềm năng này. 

For clients speaking English, ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City to provide convenient access to our clients. Please contact us via email ant@antlawyers.vn or call our office at +84 28 730 86 529 for legal service in Vietnam


Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

Việt Nam miễn thị thực cho công dân 13 nước

 Nhằm khuyến khích du lịch quốc tế trở lại sau thời gian dài tạm ngưng vì đại dịch và nhanh chóng thích ứng với tình hình mới phục hồi ngành du lịch, từng bước đưa ngành du lịch phục hồi. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP miễn thị thực cho công dân của 13 nước. Chính sách này là giải pháp phù hợp tạo điều kiện cho công dân các nước đến Việt Nam du lịch và cũng là cơ hội cho du lịch Việt Nam khôi phục.

Về đối tượng được miễn thị thực là công dân các nước: Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Italia, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Liên bang Nga, Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thụy Điển, Vương quốc Na Uy, Cộng hòa Phần Lan và Cộng hòa Belarus. Theo đó, công dân của các nước này sẽ được miễn thị thực 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Liên quan đến thời hạn áp dụng chính sách miễn thị thực, việc miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam cho công dân các nước kể trên sẽ được thực hiện trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 14 tháng 3 năm 2025. Bên cạnh đó, chính sách này có thể được xem xét gia hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, để nhập cảnh vào Việt Nam du khách cần phải tuân thủ các yêu cầu về phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh. Cụ thể, du khách phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và theo dõi sức khỏe và áp dụng các biện pháp phòng bệnh Covid-19.

Như vậy, có thể thấy Việt Nam đã tạo điều kiện cho du lịch từng bước tiếp cận du khách quốc tế một cách hiệu quả và an toàn. Do đó, các du khách đặc biệt là công dân của 13 nước được miễn thị thực có thể lựa chọn Việt Nam là điểm đến an toàn và có những trải nghiệm đáng nhớ tại Việt Nam.

For clients speaking English, ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City to provide convenient access to our clients. Please contact us via email ant@antlawyers.vn or call our office at +84 28 730 86 529 for legal service in Vietnam


Thứ Ba, 9 tháng 8, 2022

Điều kiện cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2022

Cư trú là việc người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam. Trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, việc người nước ngoài đến cư trú và làm việc tại Việt Nam trở nên phổ biến. Để được cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì người nước ngoài phải có đủ điều kiện để được cấp thẻ thường trú hay thẻ tạm trú theo quy định của pháp luật Việt Nam.


Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và thẻ tạm trú có giá trị thay thị thực. Đối tượng được cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam bao gồm: (i) Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ; (ii) Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT. Tùy vào mỗi đối tượng được cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam mà có thời hạn thẻ tạm trú được cấp khác nhau.

Người nước ngoài thuộc diện được cấp thẻ tạm trú theo hai đối tượng nêu trên phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân đã mời, bảo lãnh trực tiếp làm thủ tục tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú.

Thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực. Đối tượng người nước ngoài được xét cho thường trú tại Việt Nam gồm: (i) Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước; (ii) Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam; (iii) Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh; (iv) Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước. Đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau: (i) Có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam; (ii) Nếu là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam thì phải được Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn đó đề nghị; (iii) Nếu được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh thì thời gian đã tạm trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài xin thường trú được xác định như sau:  Người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên trong 04 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú.

For clients speaking English, ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City to provide convenient access to our clients. Please contact us via email ant@antlawyers.vn or call our office at +84 28 730 86 529 for legal service in Vietnam


7 bước cơ bản thành lập doanh nghiệp và tuân thủ tại Việt Nam

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng đa dạng về thành phần, hoạt động kinh doanh và các quy định kinh doanh cũng không ngừng được cải thiện, nâng cao. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể tự do lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp, vì vậy xu hướng thành lập doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Do đó, quy trình thành lập doanh nghiệp hiện nay luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm.

Với việc ban hành quy định của pháp luật doanh nghiệp, quy trình thành lập doanh nghiệp đã được điều chỉnh với nhiều quy định thuận lợi cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, để doanh nghiệp ra đời và được công nhận đi vào hoạt động thì phải trải qua các bước cơ bản dưới đây:

Bước thứ nhất, lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Để thực hiện bước này, đầu tiên nhà đầu tư cần xác định loại hình doanh nghiệp để lựa chọn thành lập và đưa ra tên doanh nghiệp và các thông tin dự kiến thành lập. Theo đó, thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ được chuẩn bị theo quy định và nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư của nơi dự kiến đặt trụ sở. Sau thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và công bố nội dung đăng ký trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Bước thứ hai, công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước thứ ba, doanh nghiệp tiến hành khắc dấu. Doanh nghiệp có thể yêu cầu làm con dấu từ đơn vị làm con dấu. Theo đó, doanh nghiệp chủ động quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của doanh nghiệp.

Bước thứ tư, mở tài khoản ngân hàng. Hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn đơn vị ngân hàng để mở tài khoản cho doanh nghiệp, để mở tài khoản, ngân hàng yêu cầu một mẫu đơn do ngân hàng cấp, mẫu con dấu, Điều lệ Công ty, Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp và các tài liệu liên quan theo yêu cầu của từng ngân hàng.

Bước thứ năm, đăng ký hình thức kê khai thuế. Theo đó, doanh nghiệp tiến hành đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và thông báo việc sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải liên hệ với đơn vị cung cấp hóa đơn để đặt in sổ hóa đơn giá trị gia tăng và phải đăng ký hóa đơn tự in với cơ quan thuế.

Bước thứ sáu, đăng ký lao động. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký với Sở Lao động Thương binh và Xã hội để khai báo sử dụng lao động. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải đăng ký sử dụng lao động đến Phòng Lao động (theo mẫu quy định). Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu ý mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động do Bộ luật Lao động quy định và được quy định trong hợp đồng lao động.

Bước thứ bảy, đăng ký bảo hiểm xã hội. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký với cơ quan Bảo hiểm xã hội để đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho người lao động. Doanh nghiệp sử dụng lao động phải điền đầy đủ thông tin theo mẫu do bảo hiểm xã hội cung cấp, bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, mức lương (ghi trong hợp đồng lao động), số sổ bảo hiểm xã hội (đối với người lao động đã được cấp sổ), bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty và bản sao của từng hợp đồng lao động.

Như vậy, có thể thấy thành lập doanh nghiệp buộc doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều thủ tục và tuân thủ nhiều quy định của các khác nhau về thuế, ngân hàng, lao động, bảo hiểm… Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu các quy định pháp luật và doanh nghiệp có thể tìm đến sự hỗ trợ của các đơn vị có chuyên môn, kinh nghiệp trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp để thực hiện được nhanh chóng và hiệu quả.