ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

ANT Lawyers

Vietnam Law Firm with English Speaking Lawyers

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2023

Cha mẹ chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn có làm giấy khai sinh cho con được không?

Cha mẹ chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn có làm giấy khai sinh cho con được không?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 8 luật hôn nhân gia đình về độ tuổi kết hôn: "Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên". Việc kết hôn khi chưa đủ tuổi là vi phạm luật hôn nhân gia đình, hôn nhân này không được pháp luật công nhận, giữa họ không phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng. Vậy những đứa trẻ sinh ra từ hôn nhân không được pháp luật công nhận có được đăng ký khai sinh hay không?

Căn cứ vào Điều 13 Luật trẻ em 2016: "Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật". Điều đó có nghĩa là, mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được khai sinh, không phân biệt được sinh ra trong hoàn cảnh, điều kiện nào kể cả việc cha mẹ của đứa trẻ chưa đủ tuổi kết hôn.

Tuy nhiên, vì không có giấy đăng ký kết hôn nên nên thủ tục khai sinh sẽ được đăng kí theo thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú, lúc này, cán bộ hộ tịch sẽ đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp chưa xác định được cha hoặc mẹ.

Để ghi thông tin người cha hoặc mẹ vào giấy khai sinh trước hết phải có thủ tục nhận cha mẹ con tại cơ quan hộ tịch, người cha, mẹ cũng có thể yêu cầu làm thủ tục nhận con vào thời điểm đăng ký khai sinh theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 123/2005/NĐ-CP: "Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì Uỷ ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh"

Như vậy, việc làm khai sinh cho con không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân cũng như độ tuổi của cha mẹ, điều này đảm bảo quyền được khai sinh của trẻ em và quyền làm cha mẹ của công dân.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về việc làm giấy khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hay muốn biết rõ hơn về giấy tờ và thủ tục làm giấy khai sinh cho con, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoặc hỗ trợ chi tiết.

For Clients Speaking English

ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City with international standards, recognized by IFLR1000. We are Vietnam exclusive member of Prae Legal, an international law firm network, providing full ranges of legal services.

Please contact us via email ant@antlawyers.vn for legal service in Vietnam. 

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2023

Tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn có vi phạm pháp luật không?

 Tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn có vi phạm pháp luật không?

Lễ cưới (hay hôn lễ) là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận và chứng kiến của gia đình, xã hội về cuộc hôn nhân của một cặp đôi, là hình thức liên hoan, mừng hạnh phúc cô dâu chú rể và hai gia đình. Lễ cưới được hiểu là một nghi lễ, và thường kết hợp với một tiệc cưới để trở thành đám cưới hoặc lễ thành hôn. Vậy, tổ chức lễ cưới mà chưa đăng ký kế hôn có vi phạm pháp luật không?


Khoản 5 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích về kết hôn như sau: "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn"

Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về  việc đăng ký kết hôn như sau: "Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý". Vậy, việc kết hôn không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận và không có giá trị pháp lý, hai bên nam nữ không có nghĩa vụ vợ chồng với nhau.

Việc tổ chức đám cưới, chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không bị pháp luật cấm, tuy nhiên việc tổ chức đám cưới và sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không được pháp luật công nhận, nói cách khác, về mặt pháp lý, hai bên nam nữ không phải vợ chồng của nhau, họ không có quyền và nghĩa vụ vợ chồng với nhau.

Khoản 2 điều 5 quy định các hành vi bị cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình, trong đó bảo gồm việc người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Tức là khi việc sống như vợ chồng khi một bên đang có vợ hoặc chồng, một bên chưa có vợ/chồng mà biết người kia có vợ hoặc chồng là vi phạm pháp luật, sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý; Tương tự, việc sống như vợ chồng với những người có họ trong phạm vi ba đời, cha/mẹ-con nuôi, cha/mẹ chồng/vợ- con dâu/con rể, cha dượng/mẹ kế-con riêng cũng vi phạm pháp luật, phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Như vậy, việc tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn là hình chung sống như vợ chồng, không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Pháp luật cũng không cấm việc chung sống như vợ chồng nếu không thuộc những trường hợp đã nêu trên.

Tóm lại, căn cứ để pháp luật công nhận một cuộc hôn nhân hợp pháp là dựa vào tờ giấy chứng nhận kết hôn. Việc tổ chức một đám cưới linh đình, đông vui chỉ là nơi để cặp vợ chồng công bố với mọi người về việc họ chính thức quyết định về chung một nhà và cùng nhau xây dựng tổ ấm, hoàn toàn không có chút ràng buộc pháp lý nào.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về việc tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoặc hỗ trợ chi tiết.

For Clients Speaking English

ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City with international standards, recognized by IFLR1000. We are Vietnam exclusive member of Prae Legal, an international law firm network, providing full ranges of legal services.

Please contact us via email ant@antlawyers.vn for legal service in Vietnam.

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

2 loại hợp đồng lao động từ ngày 01/01/2021 là gì?

 2 loại hợp đồng lao động từ ngày 01/01/2021 là gì?

Theo Khoản 1 Điều 20 Bộ Luật lao động 2019 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 2 loại sau đây:


(i) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

(ii) Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện theo Khoản 2 Điều này như sau:

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

- Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động xác định thời hạn đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ các trường hợp sau:

+ Hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước

+ Hợp đồng lao động đối với NLĐ cao tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 149 BLLĐ 2019.

+ Hợp đồng lao động đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo Giấy phép lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 151 BLLĐ 2019.

+ Trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

Theo đó thì từ ngày 01/01/2021 thì chỉ còn 02 loại hợp đồng theo Bộ luật lao động 2019 thay vì 03 hợp đồng theo quy định của Bộ Luật lao động 2012.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về việc phân loại hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoặc hỗ trợ chi tiết.

 For Clients Speaking English

ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City with international standards, recognized by IFLR1000. We are Vietnam exclusive member of Prae Legal, an international law firm network, providing full ranges of legal services.

Please contact us via email ant@antlawyers.vn for legal service in Vietnam.

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2023

Quy định pháp luật về kỳ hạn trả lương

 Quy định pháp luật về kỳ hạn trả lương

Pháp luật quy định về kỳ hạn trả lương cho người lao động như thế nào? Mức xử phạt đối với hành vi không trả tiền lương cho người lao động? Giải quyết những khiếu nại về vấn đề thuộc thẩm quyền của ai?

Quy định pháp luật về kỳ hạn trả lương

Căn cứ theo Điều 97 Bộ luật lao động năm 2019 về kỳ hạn trả lương được quy định như sau:

i) Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

ii) Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

iii) Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

iv) Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Đối với những hành vi người sử dụng lao động không trả tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì căn cứ vào Điều 15 Nghị định số 24/2018/NĐ-CP quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động được quy định:

Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại; Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định pháp luật.

Cũng căn cứ vào khoản 2 Điều 16 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, theo đó vi phạm quy định về tiền lương bị xử phạt như sau:

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây: Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về những vấn đề liên quan đến kỳ hạn trả lương cho người lao động. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoặc hỗ trợ chi tiết về pháp luật.

 For Clients Speaking English

Labour dispute lawyers in Vietnam could help from the early stage to draft and review labour contract, labour regulations to be submitted and registered with authority.  Once there are labour dispute potentially arisen, the labor dispute lawyers could assist with advice, negotiation for settlement. The last resort would be needing the labor dispute lawyers to assist in filing litigation petition at court for resolution.

ANT Lawyers, a law firm in Vietnam, always follow up the labour matters to update clients on regular basis.

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2023

Đưa tin sai lên mạng xã hội có bị phạt

Đưa tin sai lên mạng xã hội có bị phạt không?

Mặc dù, tin giả tin sai sự thật đã xuất hiện từ lâu, song những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông nhất là Internet và các mạng xã hội thì tin giả xuất hiện ngày càng nhiều, trở thành vấn nạn của nhiều quốc gia trong đó có cả Việt Nam.

Đưa tin sai lên mạng xã hội có bị phạt

Căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 2 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử như sau:

i) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

d) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

ii) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

iii) Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về quy định phạt khi đưa tin sai lên mạng xã hội. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoặc hỗ trợ chi tiết.

 For Clients Speaking English

ANT Lawyers is a reliable law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City with international standards, recognized by IFLR1000. We are Vietnam exclusive member of Prae Legal, an international law firm network, providing full ranges of legal services.

Please contact us via email ant@antlawyers.vn for legal service in Vietnam. 

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

7 trường hợp được phép bắt người trong Tố tụng hình sự

7 trường hợp được phép bắt người trong Tố tụng hình sự

Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định bắt người là một biện pháp ngăn chặn và không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.


Theo Bộ Luật này các trường hợp được phép bắt người bao gồm:

i) Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:

+ Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

+ Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, nếu xét thấy cần thiết, những người quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 110 ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.

ii) Bắt người phạm tội quả tang

- Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

- Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

iii) Bắt người đang bị truy nã

- Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

- Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

iv). Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

- Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

- Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

Lưu ý: Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

v) Bắt người bị xem xét yêu cầu dẫn độ

vi) Bắt tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ

vii) Bắt người bị dẫn độ

Lưu ý, việc bắt người trong các trường hợp liên quan đến dẫn độ (v, vi, vii chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Tòa án đã có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ đối với người đó hoặc quyết định dẫn độ đối với người đó đã có hiệu lực pháp luật;

- Có căn cứ cho rằng người bị yêu cầu dẫn độ bỏ trốn hoặc gây khó khăn, cản trở việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về những trường hợp được phép bắt người theo Bộ Luật tố tụng hình sự 2015. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoặc hỗ trợ chi tiết.

 For Clients Speaking English

ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City with international standards, recognized by IFLR1000. We are Vietnam exclusive member of Prae Legal, an international law firm network, providing full ranges of legal services.

Please contact us via email ant@antlawyers.vn for legal service in Vietnam. 

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023

Đối tượng nào không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp?

 Những đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp

Tổ chức và thành lập Doanh nghiệp là quyền tự do của mỗi cá nhân, tổ chức, nhưng có phải mọi có nhân, tổ chức đều có thể sử dụng quyền này hay không? Nếu không, những chủ thể nào sẽ bị hạn chế?

Đối tượng nào không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp? 

Khoản 2 điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về những tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự".

Sở dĩ quy định này nhằm mang lại công bằng và hạn chế tối đa tiêu cực trong kinh doanh. Cán bộ, công chức, viên chức là người làm việc cho hà nước, một số người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan Nhà nước và là người nắm giữ những chức trách, nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước, họ được hưởng lương theo chế độ chính sách riêng của Nhà nước do vậy phải có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình; ngoài ra pháp luật quy định hạn chế họ tham gia vào các hoạt động thành lập và quản lý doanh nghiệp để ngăn ngừa tình trạng tham nhũng có thể xảy ra, tình trạng này có thể do sự không minh bạch trong các hoạt động kinh doanh đan xen với việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong cơ quan nhà nước, sự xao nhãng nhiệm vụ do tư lợi cá nhân, thậm chí có thể dẫn đến sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Tóm lại, tự do kinh doanh là quyền của mỗi người, tuy nhiên không phải ai cũng có quyền đó, pháp luật hạn chế một số người tham gia vào việc thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về những đối tượng không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoặc hỗ trợ chi tiết.

For Clients Speaking English

ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City with international standards, recognized by IFLR1000. We are Vietnam exclusive member of Prae Legal, an international law firm network, providing full ranges of legal services.

Please contact us via email ant@antlawyers.vn for legal service in Vietnam.