Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023

Đối tượng nào không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp?

 Những đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp

Tổ chức và thành lập Doanh nghiệp là quyền tự do của mỗi cá nhân, tổ chức, nhưng có phải mọi có nhân, tổ chức đều có thể sử dụng quyền này hay không? Nếu không, những chủ thể nào sẽ bị hạn chế?

Đối tượng nào không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp? 

Khoản 2 điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về những tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự".

Sở dĩ quy định này nhằm mang lại công bằng và hạn chế tối đa tiêu cực trong kinh doanh. Cán bộ, công chức, viên chức là người làm việc cho hà nước, một số người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan Nhà nước và là người nắm giữ những chức trách, nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước, họ được hưởng lương theo chế độ chính sách riêng của Nhà nước do vậy phải có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình; ngoài ra pháp luật quy định hạn chế họ tham gia vào các hoạt động thành lập và quản lý doanh nghiệp để ngăn ngừa tình trạng tham nhũng có thể xảy ra, tình trạng này có thể do sự không minh bạch trong các hoạt động kinh doanh đan xen với việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong cơ quan nhà nước, sự xao nhãng nhiệm vụ do tư lợi cá nhân, thậm chí có thể dẫn đến sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Tóm lại, tự do kinh doanh là quyền của mỗi người, tuy nhiên không phải ai cũng có quyền đó, pháp luật hạn chế một số người tham gia vào việc thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về những đối tượng không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoặc hỗ trợ chi tiết.

For Clients Speaking English

ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City with international standards, recognized by IFLR1000. We are Vietnam exclusive member of Prae Legal, an international law firm network, providing full ranges of legal services.

Please contact us via email ant@antlawyers.vn for legal service in Vietnam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét